29/06/2021 10:38 GMT+7

Vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA duy trì kháng thể nhiều năm

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature đánh giá hiệu quả bảo vệ của các vắc xin của Pfizer hay Moderna sử dụng công nghệ mRNA có thể kéo dài nhiều năm, nếu virus không đột biến quá mạnh, mà không cần phải tiêm nhắc lại.

Vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA duy trì kháng thể nhiều năm - Ảnh 1.

Một nữ sinh 13 tuổi được tiêm vắc xin của Pfizer-BioNTech ở Brazil ngày 16-6 - Ảnh: REUTERS

"Đây là một tín hiệu tốt cho thấy sự miễn dịch lâu dài từ loại vắc xin này" - tờ New York Times ngày 28-6 dẫn lời nhà miễn dịch học Ali Ellebedy của Đại học Washington (Mỹ), người dẫn đầu nghiên cứu. 

Đây là một trong nhiều bằng chứng cho thấy những người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sản xuất bằng công nghệ mRNA có thể không cần tiêm nhắc lại. Nhóm của ông Ellebedy hồi tháng trước cũng báo cáo rằng ở những người mắc COVID-19 sau khi hồi phục, các tế bào miễn dịch vẫn nhận ra virus corona chủng mới ít nhất 8 tháng sau đó. Một nghiên cứu khác cho rằng thời gian này có thể kéo dài cả năm.

Nhóm của Ellebedy tiến hành nghiên cứu trên 41 người, trong đó 2 người đã từng mắc COVID-19 và tiêm vắc xin sau khi hồi phục. Họ theo dõi các khu vực trung tâm mầm (germinal center) hình thành trong các nang bạch huyết, nơi các tế bào miễn dịch, còn gọi là tế bào B, được "đào tạo" để chống lại các mầm bệnh. Việc "đào tạo" này giúp tế bào có khả năng chống lại các biến thể của virus.

Kết quả cho thấy 15 tuần sau mũi tiêm đầu tiên, hoạt động của các khu vực trung tâm mầm vẫn rất mạnh mẽ. "Gần 4 tháng sau khi tiêm ngừa, các phản ứng vẫn tiếp tục. Đây là một tín hiệu rất tốt" - ông Ellebedy nói. Vắc xin cũng cho thấy hiệu quả mạnh mẽ hơn trên những người đã từng mắc COVID-19 và hồi phục.

Kết quả cho thấy những người đã được tiêm ngừa có thể được bảo vệ trong nhiều năm, ít nhất là đối với các biến thể hiện tại của virus corona chủng mới. Đối với những người từng mắc bệnh và sau đó tiêm ngừa, hiệu quả có thể kéo dài cả đời. Tuy nhiên, những người cao tuổi, có hệ miễn dịch yếu hay dùng thuốc ức chế miễn dịch, có thể vẫn cần tiêm nhắc lại.

Tuy nhiên nghiên cứu cho rằng việc củng cố miễn dịch bằng vắc xin vẫn tốt hơn và có khả năng chống lại các biến thể nhiều hơn là kháng thể do cơ thể tự sản sinh sau khi mắc bệnh.

Dù không nghiên cứu các loại vắc xin khác như Johnson & Johnson, ông Ellebedy nói rằng những loại vắc xin "truyền thống" không có tác dụng cao bằng mRNA. Tuy nhiên nhà miễn dịch học Akiko Iwasaki của Đại học Yale (Mỹ) cho rằng so sánh này không công bằng, vì vắc xin Johnson & Johnson là một liều duy nhất. 

"Nếu Johnson & Johnson có thêm mũi tiêm nhắc lại có thể cũng tạo ra phản ứng tương tự" - ông Iwasaki nhận định.

Gian nan chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 Gian nan chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19

TTO - Bản quyền được cho là rào cản lớn nhất ngăn các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19. Nhưng nếu không thể chuyển giao công nghệ thì việc từ bỏ bản quyền cũng sẽ vô nghĩa.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên