Phóng to |
Ông Nguyễn Phi Thường - Ảnh: Việt Dũng |
Ông Phạm Tất Thắng nói trong những ngày này, chúng ta đang rất phẫn nộ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam. Chúng ta cũng rất bất bình khi Trung Quốc dùng một số lượng tàu lớn gồm tàu quân sự, tàu chức năng và các tàu cá vỏ sắt để hộ tống, bảo vệ giàn khoan trái phép đó. Theo ông Thắng, nhìn ra thế giới thì Nhật Bản là một quốc gia biển giống Việt Nam, có nền công nghiệp phát triển, đồng thời là đối tác chiến lược sâu rộng của Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản đang sửa đổi pháp luật để có thể xuất khẩu vũ khí, công nghiệp quốc phòng. Ngoài Nhật Bản cũng có một số quốc gia khác tương tự.
Luật phải trở thành động lực cho nhà đầu tư
“Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có nên cân nhắc và quy định lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, công nghiệp tàu thủy là một lĩnh vực ưu đãi đầu tư của luật này trong giai đoạn hiện nay hay không? Tôi đề nghị ban soạn thảo cân nhắc” - ông Thắng nói.
Tôi rất kỳ vọng và mong rằng Luật đầu tư (sửa đổi) lần này ra được một chương riêng về đặc khu kinh tế, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Thật sự đã quá muộn rồi, thế giới biến đổi, cơ hội qua đi và không ai chờ chúng ta Đại biểu Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội) |
Đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An) cũng cho rằng cần có cơ chế mạnh mẽ để khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực và địa bàn đầu tư như công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, vùng nguyên liệu, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. “Phải tạo được điểm nhấn, đầu tư theo chuỗi trong một số lĩnh vực ở địa bàn đầu tư giống như mô hình của Tập đoàn Samsung hay các tập đoàn khác đã và đang thực hiện”- ông Quý nói.
Không chỉ “đất lành chim đậu”
Từ kinh nghiệm thất bại của một số ngành thời gian qua, nhất là ngành cơ khí ôtô, đại biểu Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) cho rằng các nhà đầu tư phải đáp ứng những yêu cầu nhất định để không chỉ “đất lành chim đậu” mà đất phải ngày càng màu mỡ hơn, tươi tốt hơn và chim cũng phải ngày càng sinh sôi nảy nở, phát triển hơn.
Từ đó, ông Hòa đề nghị xem xét, bổ sung ưu đãi đối với những trường hợp đáp ứng các tiêu chí như: các hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, quy mô vốn đầu tư lớn; khai thác tiết kiệm, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên khoáng sản không thể tái tạo...
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng điều quan trọng của Luật đầu tư (sửa đổi) là đưa ra chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, cùng với đó là đưa ra điều kiện quản lý dòng vốn đầu tư. Theo ông Lịch, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần tiếp cận theo dòng vốn, chứ không tiếp cận theo nhà đầu tư là ai. Bởi vì hiện nay thực tế rất nhiều vốn FDI nhưng nhà đầu tư không phải lấy tiền từ nước ngoài vào, nhất là bất động sản, người ta lấy “mỡ heo rán heo”, mỡ heo lại chính là nguồn lực trong nước, nếu ta không quản dòng vốn mà đi quản ông chủ là không đúng.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội) đề nghị sửa đổi luật lần này phải tạo được cơ chế đột phá, thu hút đầu tư trong tình hình mới. Đồng thời phải kiểm soát tốt dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn có nguồn gốc từ Nhà nước.
Hoạt động của hải quan phải minh bạch Sáng 23-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật hải quan (sửa đổi). Luật này quy định: “Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”. Cùng với đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung nội dung “xây dựng hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả”. Cùng ngày, với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). LÊ KIÊN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận