Các hãng mỹ phẩm tẩy trắng da của Ấn Độ đang xóa dòng chữ “trắng” ra khỏi sản phẩm của mình, hoặc ngưng kinh doanh các sản phẩm này. Đến các trang web về cưới hỏi cũng ngưng sử dụng filter tẩy trắng da khỏi hình chú rể, cô dâu.
Tại quốc gia Nam Á này, nhiều năm quảng cáo đã gắn liền làn da trắng với thành công, hạnh phúc, sắc đẹp và cả địa vị. Fair & Lovely (tạm dịch: Trắng trẻo & đáng yêu) chính là thương hiệu đầu tiên làm giàu từ khao khát muốn sở hữu làn da trắng bằng các sản phẩm làm đẹp.
Fair & Lovely đã có 45 năm xây dựng thương hiệu của mình, trở thành một món gia dụng thân thuộc với dòng kem làm trắng da. Và chính Fair & Lovely cũng phải thay đổi trước thời cuộc.
Công ty mẹ Unilever của Fair & Lovely đã hứng chịu những phản pháo nghiêm trọng từ phong trào Black Lives Matter, kể cả sau cam kết bài trừ phân biệt chủng tộc và góp 1 triệu đôla cho phong trào. Các nhà phê bình chỉ ra rằng thương hiệu này suốt 4 thập kỷ qua đã làm giàu từ việc cổ xúy làn da trắng như một tiêu chuẩn về vẻ đẹp tại Nam Á.
Trang web hẹn hò và cưới hỏi Shaadi.com cũng tuyên bố sẽ loại bỏ chức năng filter màu da, từ đó người dùng có thể chọn những người có đa dạng màu da hơn để hẹn hò, sau khi một phụ nữ người Mỹ gốc Ấn tung ra chiến dịch tẩy chay.
“Vô số lần tôi đã bị gọi là da ngăm với một thái độ trịch thượng. Dường như tôi không được tôn trọng chỉ vì da không trắng", Lakhani nói với VICE.
Cùng lượt, hãng sản phẩm chăm sóc da Johnson & Johnson danh tiếng cũng thông báo sẽ loại bỏ tất cả các sản phẩm làm trắng da, sau khi bị kết tội cổ động phân biệt chủng tộc có hệ thống. Làn sóng xin lỗi và hối lỗi lan rộng khắp toàn cầu, từ bột bánh Aunt Jemima đến kem đánh răng Darkie của Trung Quốc.
Dù vậy, không ít người dùng MXH vẫn hoài nghi về thay đổi định hướng chiến lược thương hiệu, liệu chúng sẽ ảnh hưởng ra sao đến một xã hội Nam Á, nơi kem dưỡng trắng bán còn nhiều hơn trà và Coca-Cola.
“Unilever tại Ấn đã bỏ ra 45 năm thuyết phục chúng ta, do đó sẽ chẳng một sớm một chiều mọi thứ sẽ thay đổi, chỉ vì mang một cái tên khác”, Karthik Srinivasan, tư vấn truyền thông và thương hiệu tại Ấn, nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận