09/04/2019 15:33 GMT+7

Ung thư trực tràng, phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi cao

MAI HOA
MAI HOA

TTO - Nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng có tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao. Tỉ lệ sống 5 năm cho bệnh nhân ung thư tại chỗ (không có bất kỳ dấu hiệu ung thư nào ăn lan ra khỏi đại trực tràng) của đại tràng và trực tràng lần lượt là 90%, 89%.

Ung thư trực tràng, phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi cao - Ảnh 1.

Bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) trả lời câu hỏi của bạn đọc liên quan đến ung thư đường tiêu hóa

Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi, thắc mắc về các dấu hiệu nhận biết sớm ung thư trực tràng và cách chữa trị căn bệnh này.

Theo các bác sĩ, nếu được phát hiện sớm, tỉ lệ chữa khỏi ung thư trực tràng là rất cao. Tuy nhiên, do các dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng nên thường bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.

* Xin hỏi ung thư trực tràng là bệnh gì? Tỷ lệ người mắc bệnh có cao không? (Dương Thị Châu, chautb@...)

- Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát ở đại tràng hoặc trực tràng, có thể gọi là ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tùy thuộc vào vị trí khối u.

Ung thư đại trực tràng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Theo Bộ Y tế, việt nam hiện có đến 4 triệu người mắc bệnh đại tràng mãn tính, cao gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu.

* Thời gian có thể sống của mỗi giai đoạn nếu điều trị đúng hướng? (Trần Ngọc Huyền, trangbh@...)

* Ung thư đại trực tràng khi phát hiện sớm có chữa hết hoàn toàn được không? (Nguyễn Mỹ Lan, mylan@...)

* Nếu người bệnh ung thư đại trực tràng di căn thì có cơ hội sống là bao lâu? (Trần Minh Hải, tranminhhai@...)

* Bệnh ung thư đại trực tràng có nguy hiểm đến tính mạng không? (Nguyễn Văn Tư, nguyentu@...)

- Nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng có tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao. Tỉ lệ sống 5 năm cho bệnh nhân ung thư tại chỗ (không có bất kỳ dấu hiệu ung thư nào ăn lan ra khỏi đại trực tràng: giai đoạn i, iia và iib) của đại tràng và trực tràng lần lượt là 90%, 89%; xâm lấn vùng (ung thư ăn lan ra khỏi thành đại trực tràng tới cấu trúc lân cận hoặc di căn hạch: giai đoạn iic, iii) là 71% và 70%; di căn xa (gan, phổi, hạch ở xa: giai đoạn iv) là 14% và 15%. Gộp tất cả các giai đoạn, tỉ lệ sống 5 năm của ung thư đại tràng và trực tràng lần lượt là 64% và 67%.

* Thưa bác sĩ, dấu hiệu nhận biết bản thân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng là gì? Biểu hiện bệnh có rõ ràng không? (Lê Thị Song Ngọc, songngoc@...)

- Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng …

* Nếu không đến kiểm tra sức khỏe định kỳ, thì có những cách nào để tầm soát và phát hiện sớm ung thư đại trực tràng không? (Nguyễn Hà, hanguyen@...)

- Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng …

Ở giai đoạn muộn mới phát hiện ra thì e là khả năng chữa khỏi sẽ không cao. Vậy nên, bạn hãy có thói quen khám sức khỏe định kỳ để tốt hơn cho bản thân bạn nhé!

* Tôi được bv qui nhơn chẩn đoán viêm đại tràng, thường xuyên uống pentasa trong nhiều năm, nhưng bệnh không thuyên giảm. Xin hỏi BS, có thể tôi bị ung thư đại tràng không. Xin cảm ơn bác sĩ (Tuy Trong Phan, phanthituytrong@...)

- Thường xuyên uống pentasa trong nhiều năm - ít xảy ra trường hợp ung thư đại tràng. Tuy nhiên, nhiều năm chữa trị viêm đại tràng mà không khỏi thì bạn nên đến các bệnh viện, bác sĩ chuyên về điều trị đường tiêu hóa để có hướng điều trị cụ thể hơn.

* Em là nam giới, 28 tuổi. Hiện đã lập gia đình có 1 bé trai 8 tháng tuổi. Em có tiền sử bị viêm loét thành tá tràng và mới đây qua thăm khám tại bệnh viện quận bình thạnh thì dương tính với virut hp ạ. 

Thời gian gần đây ngoài việc thỉnh thoảng có ợ chua và trào ngược dạ dày thì em xuất hiện tình trạng đau phía bụng dưới rốn, nhất là mỗi lần buồn đại tiện. Hơn nữa thì em theo dõi thấy có vẻ như hệ tiêu hoá em làm việc không được tốt, thức ăn không tiêu hoá được. Điển hình là các loại rau xanh gần như không được tiêu hoá. 

Vậy kính mong các bác sĩ tư vấn giúp em đấy là biểu hiện của chứng bệnh gì và nên thăm khám, điều trị ở đâu ạ. (Đặng Hữu Nguyên, dhnguyen.tc@...)

- Đây là biểu hiện loét tá tràng do virut hp, rối loạn tiêu hóa. Cần chữa ngay lập tức. Bạn nên đến các bệnh viện cấp thành phố/TW để được chẩn đoán chính xác hơn.

* Vừa qua tôi có đi kiểm tra, bác sĩ cho biết vùng đại trực tràng tôi có xuất hiện một số polyp nhưng không đáng kể. Vậy tôi có nên đi cắt không? Chi phí cắt polyp có đắt không? (Trương Thái, thaibanlinh@... )

- Với bất kỳ bênh lý nào, nhất là ung thư, phát hiện sớm thường luôn đi kèm với kết quả điều trị tốt nhất. Trong quá trình khám nội soi, bác sĩ có thể đề nghị cắt luôn các polyp nhỏ để ngăn chặn nguy cơ ung thư, sau đó gửi mẫu polyp đi xét nghiệm tìm tế bào ung thư, hoặc sinh thiết các polyp lớn bất thường.

Vậy nên bạn hãy tuân thủ theo quy trình điều trị của bác sĩ nhé.

Chi phí cắt polyp còn tùy thuộc vào kích thước và các bệnh lý kèm theo.

* Theo tôi được biết, ung thư đại trực tràng bắt đầu bằng những polyp. Có phải số lượng polyp nhiều thì mới có nguy cơ bị ung thư? (Huỳnh Cẩm Tú, tutuhuynh@...)

- Các yếu tố sau đây có thể khiến một người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng:

+ nhóm nguy cơ trung bình: người lớn từ 45- 75 tuổi không có triệu chứng liên quan ung thư đại tràng, không có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng.

+ nhóm nguy cơ cao: tiền sử gia đình có hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền (đa polyp tuyến gia đình…), tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc polyp đại trực tràng, bệnh sử cá nhân bị ung thư hoặc polyp tuyến đại trực tràng, bệnh sử cá nhân bị viêm ruột mạn tính (viêm loét đại tràng, crohn).

Khoảng 75% polyp đại trực tràng là polyp tuyến, trong đó 30- 50% có từ 2 polyps. Lớn tuổi là yếu tố nguy cơ phát triển polyp tuyến kết hợp với loạn sản cao. Trong các nghiên cứu về tầm soát ung thư đại trực tràng, tần suất polyp tuyến chiếm 25- 30% ở người trên 50 tuổi. Các polyp thường không có triệu chứng. Phần lớn các polyp nhỏ thể hiện sự tăng trưởng tối thiểu (trung bình 0.5mm/năm). Chỉ 5- 7% polyp tuyến phát triển thành ung thư sau 7- 10 năm.

Nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn ở các polyp thuộc nhóm nguy cơ cao như loạn sản mức độ cao, kích thước > 10mm, thành phần nhung mao (villous). Ở thời điểm chẩn đoán, khoảng 5- 7% bệnh nhân được phát hiện loạn sản mức độ cao, 3- 5% ung thư. Tỉ lệ polyp tuyến biểu hiện đặc điểm mô học tiến triển tăng theo kích thước, từ 1- 2% với polyp <5mm, lên 7- 12% với polyp kích thước trung bình 5- 10mm, và 20- 30% với polyp lớn > 10mm.

* Ung thư đại trực tràng có di căn không? (Nguyễn Thị Hồng Ngọc, nguyenhongngoc@...)

* Ung thư đại trực tràng có thể di căn đến bộ phận nào? (Trần Văn Sang, sangbh@....)

- Có di căn. Di căn tại chỗ,tại vùng và xa. Đầu tiên, ung thư xâm lấn các cơ quan lân cận (tại đại tràng), làm phá vỡ thành ruột sau đó lan tràn vào các mô xung quanh trọng bụng hoặc khung xương chậu cạnh khối u. Sau đó, ung thư lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể (di căn xa), các tế bào ung thư định cư và bắt đầu phát triển ở cơ quan đó.

Ung thư đại tràng thường dễ di căn sang gan nhất, sau đó là phổi. Lý do gan là nơi "lọc" máu của ruột, tiếp theo đó là di căn tới lá phổi.

* Có phải chỉ cần tầm soát polyp ác tính thì sẽ không lo lắng về nguy cơ ung thư đại trực tràng? (Trần Ngọc Mỹ, TP.HCM, ngocmytran@...)

- Trong quá trình khám nội soi, bác sĩ có thể đề nghị cắt luôn các polyp nhỏ để ngăn chặn nguy cơ ung thư, sau đó gửi mẫu polyp đi xét nghiệm tìm tế bào K, hoặc sinh thiết các polyp lớn bất thường. Tuy nhiên vẫn chưa đủ để ngăn chặn nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Với bất kỳ bênh lý nào, nhất là ung thư, phát hiện sớm thường luôn đi kèm với kết quả điều trị tốt nhất. Do vậy bạn nên đến các bệnh viện/chuyên khoa ung bướu thăm khám để an tâm hơn nhé.

* Hiện có những phương pháp phát hiện khối u ung thư đại trực tràng nào? (Trần Trung Nghĩa, Long An, Nghiatrungtran@...)

- Khám Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Siêu Âm, Xét nghiệm, Nội soi.

* Từ ngày có khối u ác tính đến lúc tiến triển bệnh, ung thư đại trực tràng có các biểu hiện như thế nào? (Trần Thị Thu, Tiền Giang, Thucadao@...)

- Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, dầy hơi, quặn bụng … sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt không giải thích được.

Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra bởi những bệnh lý nội khoa, đặc biệt là thói quen đi cầu, đầy hơi, khó chịu ở bụng.

* Bà nội tôi từng có tiền sử bị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên bố tôi vẫn không có dấu hiệu bệnh. Vậy tôi có nguy cơ bệnh di truyền không? (Nguyễn Như Quỳnh, TP.HCM, nguyennhuquynh280289@...)

- Mặc dù các yếu tố nguy cơ thường ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư nhưng hầu hết không trực tiếp gây ung thư.

Một số người có nhiều yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ phát triển ung thư, trong khi một số người không có yếu tố nguy cơ nào nhưng mắc ung thư.

Một người thuộc nhóm nguy cơ trung bình mắc ung thư đại trực tràng có khoảng 5% khả năng phát triển thành ung thư đại trực tràng. 

Nói chung, hầu hết các bệnh ung thư đại trực tràng (khoảng 95%) được coi là lẻ tẻ, có nghĩa là những thay đổi di truyền phát triển ngẫu nhiên sau khi một người được sinh ra, do đó không có nguy cơ truyền những thay đổi di truyền này cho một đứa trẻ. 

Ung thư đại trực tràng di truyền ít phổ biến hơn (khoảng 5%) và xảy ra khi đột biến gen, hoặc thay đổi, được truyền trong một gia đình từ thế hệ 1 sang thế hệ tiếp theo.

Nếu bạn lo lắng, sợ di truyền ung thư, bạn nên thường xuyên thăm khám, tầm soát nhé.

* Bệnh ung thư đại trực tràng ở giai đoạn nào sẽ phải hóa trị thưa bác sĩ? (Ngọc Nguyễn, TP.HCM, Ngoc_meocon@...)

- Giai đoạn nào cũng có thể Hóa trị. Tùy thuộc sự phát triển của khối u.

* Tôi năm nay 52 tuổi, hơn 3 năm trước khi đi tầm soát, tôi phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn 1. Sau thời gian điều trị, tôi được chưa khỏi bệnh. Nhưng không biết tôi có nguy cơ tái phát bệnh không thư bác sĩ? (Trương Thị Sáng, TP.HCM Sangnguyen@...)

- Vẫn có thể tái phát, nên cần khám định kì.

* Tôi đang mang thai, nhưng khi tầm soát phát hiện polyp không bình thường ở trực tràng. Vậy tôi sẽ phải tiến hành điều trị bệnh như thế nào? (Nguyễn Thị Tố Nhi, TP.HCM, Tonhi_nhacuatoi@...)

- Bác sĩ cần biêt bạn mang thai mấy tháng, tình trạng thai như thế nao. Bạn nên đến bệnh viện/phòng khám ung bướu khám mới tư vấn cụ thể được.

* Nếu số lượng polyp nhiều nhưng không to, thì có nguy cơ ung thư đại trực tràng không? (Nguyễn Bình Yên, TP.HCM, Nghiasaigon@...)

- Polyps tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (trực tràng và đại tràng sigmoid) rất ít khi trở thành ác tính

* Có phải chỉ những polyp lớn hơn 1cm mới có nguy cơ trở thành polyp ác tính? (Hà Thanh Bình, Đồng Nai, Binhchamchi@...)

- Chưa hẳn. Polyp tuyến (Adenomatous polyps): 2/3 polyps đại tràng là polyps tuyến, đa số không phát triển thành ung. Polyps tuyến thường được phân loại theo kích thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết. 

Theo một định luật chung, polyps tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó các polyps lớn cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học.

* Người có tiền sử bị viêm đại tràng thì có thể bị ung thư đại trực tràng không? (Nguyễn Minh Hiển, TP.HCM, Nguyenminhhien@...)

- Có khả năng.

Mổ mở sẽ gây vết sẹo lớn sau phẫu thuật cắt khổi u đại trực tràng. Hiện nay có phương pháp nào giảm thiểu sẹo không? (Nguyễn Thị Hoa, TP.HCM)

Chào bạn, ngoài mổ mở thì còn các Phương pháp mổ khác. Ví dụ như mổ nội soi. Tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ để có Phương pháp phù hợp.

Việt Nam đã có áp dụng phẫu thuật đại trực tràng bằng Robot chưa? (La Văn Lai)

Việt Nam đã có áp dụng phẫu thuật đại trực tràng bằng Robot bạn nhé.

Tôi từng nghe về một số loại thuốc khá hiệu quả trong điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển. Vậy thực hư của việc này ra sao? (Trần Văn Mai, Cần Thơ, Tranvanbon@...)

Đúng như vậy, trong những năm gần đây có một số thuốc dùng trong HT liệu cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng tiến triển có khá hiệu quả, ngoài tác dụng trong điều trị còn làm giảm tác dụng phụ như rụng tóc, tiêu chảy, sốt và về máu…

Hiện nay đã có vacxin phòng ngừa ung thư đại trực tràng chưa? Chi phí của vắc xin (nếu có)? (Nguyễn Hoài Tâm, Bình Dương, Tamhoainguyen3106@...)

Có 1 số nghiên cứu nhưng công bố chính thức thì chưa có. Bạn nên tầm soát sớm để can thiệp khi cần thiết.

Ung thư đại tràng có phải là ung thư đại trực tràng không? (Gia Anh)

Chào bạn, bạn nói như vậy là đúng, k.đại tràng cũng là k.đại trực tràng, vì theo giải phẫu học thì đại trực tràng gồm: ĐT lên, ĐT ngang,  ĐT xuống và trực tràng bạn ạ

Em thường xuyên ăn đồ cay, nóng, đồ nướng. Do đó khi đi ngoài thường khó đi, có khi ra máu ít. Vậy em có nguy cơ mắc ung thư trực tràng không? (Phú Trần, TP.HCM)

Theo em nói là thường xuyên ăn đồ cay nóng nướng nên thường đi cầu khó, ra máu. Đây là những thứcc ăn, là những yếu tố có nguy cơ gây ra K.trực tràng. Cho nên bạn không nên ăn thức ăn như vậy. Cần ăn uống hợp lí, ăn nhiều rau, chất xơ, hoa trái…không uống bia rượu, hạn chế thịt động vật, chất béo…., vận động nhiều…

Tôi năm nay 35, chế độ ăn uống nhiều hoa quả, sinh hoạt vận động thường xuyên. Tuy nhiên, tháng trước tôi đi khám định kỳ thì bác sĩ cho biết có popyp ác tính, nguy cơ ung thư đại trực tràng. Vậy nguyên nhân bệnh từ đâu? (Nguyễn Thị Quyên, TP.HCM)

Thực ra K.đại trực tràng thì chưa có nguyên nhân nào rõ rệt được  chứng minh, 1 số mang tính gợi ý như ăn nhiều chất béo, bị polip, u nhung mao, viêm mãn đại trực tràng…

Người bệnh ung thư đại trực tràng, nhất là những giai đoạn sau thường chán ăn và ăn được rất ít. Vậy ăn ít có gây ảnh hưởng khiến bệnh nặng hơn không? (Nguyễn Vân Trường, TP.HCM, Truong12van@...)

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tăng cường sức đề kháng của người bệnh. Vậy nên cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất trong quá trình điều trị.

Bác tôi năm nay 54, mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 3, do ăn uống không được nên sút cân trông thấy. Từ đó khiến sức khỏe cũng tụt dốc theo. Vậy làm sao để bác tôi có thể ăn nhiều hơn? (Nguyễn Thị Hoa, TP.HCM)

Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi, không biết bác bạn đã được điều trị như thế nào rồi mà hiện tại ăn uống không được nên sút cân, sức khỏe tụt dốc. Như vậy bạn cần đưa bác bạn vào viện điều trị sớm để bs có các biện pháp giúp bác bạn  chữa trị tốt hơn.

Điều trị ung thư đại trực tràng tại các bệnh viện có được chăm sóc chế độ dinh dưỡng không? (Nguyễn Minh Nhật, Hà Nội)

Tùy thuộc vào bệnh viện đó có chuyên khoa dinh dưỡng hay không.

Tại bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) có chuyên khoa dinh dưỡng, hỗ trợ bệnh nhân trước trong và sau khi điều trị.

* Mình bị K đại tràng góc gan, đã mổ vét 9 hạch. Giải phẫu bệnh ghi pT3N0M0. Hiện mình đang được điều trị hoá chất phác đồ mFOLFOX6 và trước tết đã truyền hoá chất đợt 1. Sau hóa chất đợt 1 sức khoẻ, ăn uống tốt, chế độ ăn chủ yếu là gà, vịt, chim, cá, thịt bò và đồ biển thi thoảng mới ăn, rau củ quả hầm xương heo, trái cây đầy đủ. Hàng ngày tập khí công và tập thở khoảng 45p. 5 ngày trước, mình nhập viện theo lịch hẹn để vào hóa chất đợt 2 nhưng do bạch cầu thấp quá nên chưa được truyền hóa chất. Bs cho làm xét nghiệm huyết tuỷ đồ. Kết quả có ghi "Trên lam tuỷ có gặp 1% đại thực bào đang ăn các tế bào máu". Xin bs cho mình hỏi câu trên có nghĩa là gì? Liệu có liên quan đến một bệnh lý nào khác không ? Trong chế độ ăn uống thì cần tích cực bổ sung những loại thực phẩm nào để tăng bạch cầu ? (N.T.N)

- Chào bạn NTN,

Thực ra bệnh này rất hiếm gặp, có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Có thể do di truyền, hoặc nhiễm ký sinh trùng…. Bệnh này do đại thực bào ăn các tế bào máu, trong đó có bạch cầu, trường hợp cụ thể của bạn chắc có thể giải quyết được để và HT tiếp tục được. Chúc bạn mau khỏe nhé.

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Bệnh viện Quốc Tế Mỹ (AIH) tổ chức chương trình tư vấn điều trị ung thư đường tiêu hóa từ ngày 2-4 đến 15-5.

Bạn đọc có thắc mắc về ung thư đường tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn...) hay cách ăn uống cho bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa, có thể gửi câu hỏi về email [email protected] hoặc điền câu hỏi ở đây.

500 bạn đọc gửi câu hỏi sớm nhất sẽ được tặng thẻ ưu đãi gồm 1 lần khám bệnh miễn phí, trị giá 690.000 đồng và giảm 5% phí dịch vụ lẻ tiếp theo tại Bệnh viện Quốc Tế Mỹ AIH (Q.2, TP.HCM).

Bạn đọc gửi câu hỏi vui lòng để lại thông tin họ tên, email, điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ để nhận được quà từ chương trình.

Hỏi về ung thư dạ dày, đại tràng..., được khám bệnh miễn phí

TTO - Loại ung thư nào hay gặp ở đường tiêu hóa? Phương pháp điều trị ra sao? Chế độ dinh dưỡng trong điều trị ung thư thế nào? ... sẽ được chuyên gia, bác sĩ giải đáp trên tuoitre.vn.

MAI HOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên