Nhiều cánh rừng phòng hộ ven biển thất thủ trước nạn xâm thực của biển. Biển đang gặm dân các công trình thủy lợi, tấn công nhiều khu vực dân sinh tỉnh Cà Mau Ảnh NGUYỄN HÙNG
KIÊN GIANG
Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2015, nếu nước biển dâng 1m thì ĐBSCL có nguy cơ ngập đến 39,4% diện tích. Trong đó, Kiên Giang có 75% diện tích bị ngập.
Để ứng phó, tỉnh đã đề ra "Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 – 2020". Theo đó, tỉnh đã và đang đầu tư nghiên cứu chuyển đổi cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực hệ thống thủy lợi, đê biển; đồng bộ các giải pháp; chủ động phòng, tránh, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với các vùng ven biển…
BẠC LIÊU
Dự đoán đến 2050, nước biển dâng từ 22 – 30cm, sẽ có trên 180.000ha, tương đương gần 70% diện tích của tỉnh sẽ bị ngập, 74,6% diện tích bị nước mặn tấn công.
Tỉnh đã triển khai chương trình nâng cao kiến thức và năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng bền vững, như mô hình lúa – tôm. Bạc Liêu cũng sẽ ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị, phát triển, sử dụng năng lượng, củng cố và xây dựng mới các công trình giao thông, đê bao và hệ thống cấp - thoát nước, nhất là vùng ven biển và khu vực TP. Bạc Liêu…
CÀ MAU
Theo kịch bản diễn biến biến đổi khí hậu, đến năm 2040, nếu mực nước biển dâng 25cm, toàn tỉnh Cà Mau sẽ có hơn 4.600km² đất bị ngập từ 1-1,2m, chiếm 85,4% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với mực nước biển dâng 5 cm, ứng với năm 2060-2070 trong kịch bản, toàn tỉnh sẽ có khoảng 4.476km² diện tích bị ngập sâu từ 1,2-1,4m trở lên.
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã khắc phục sạt lở bằng kè tạo bãi; trồng lại rừng phòng hộ xung yếu. Thủ tướng đã đồng ý cho Cà Mau xây dựng tuyến đê Biển Đông, với chiều dài hơn 100km, để bảo vệ trên 260.000 hộ dân đang sinh sống. Tỉnh cũng đã từng bước di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng.
Tỉnh đã đề ra 14 giải pháp, trong đó đầu tiên vẫn là giúp người dân hiểu về BĐKH và nước biển dâng, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận