19/10/2018 10:08 GMT+7

Ứng dụng thời trang của sinh viên cho người 'không biết mặc gì'

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Đó là một trong những ý tưởng hấp dẫn ban giám khảo cuộc thi MASTERMIND 2018, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo lớn nhất nhì dành cho sinh viên TP.HCM. Đêm chung kết xếp hạng vừa diễn ra vào tối 18-10.

Ứng dụng thời trang của sinh viên cho người không biết mặc gì - Ảnh 1.

Ý tưởng ứng dụng thời gian của sinh viên RMIT - Ảnh: MASTERMIND

Theo đó, ứng dụng thời trang () của đội Banana Trường ĐH RMIT (TP.HCM) kết nối khách hàng - những người đang gặp khó trong việc phối đồ, hoặc băn khoăn trước một thiết kế mới - với những cửa hàng thời trang đóng vai trò vừa là người bán hàng, vừa là một chuyên gia tư vấn thời trang.

Để sử dụng, người dùng cần đăng nhập tài khoản và cung cấp những thông tin về ngoại hình và sở thích ăn mặc, qua đó thông tin sẽ được lưu lại trong kho dữ liệu của app.

Tùy theo nhu cầu cụ thể của khách hàng trong từng thời điểm, app sẽ tính toán và so sánh những sản phẩm từ các shop thời trang, cuối cùng sẽ đưa ra những mẫu áo, quần, phụ kiện và nơi mua thích tối ưu cho người dùng.

Ý tưởng trên giành giải nhì chung cuộc trong cuộc thi MASTERMIND 2018. Dự án ứng dụng IOT vào đời sống của đội Blocky - gồm những sinh viên từ ĐH Quốc tế TP.HCM và ĐH Kinh tế TP.HCM - đã vượt qua 6 dự án khác ở vòng chung kết, qua đó giành ngôi quán quân kèm giải thưởng 30 triệu đồng.

Một số dự án khác tại đêm chung kết bao gồm: phần mềm cung cấp thiết bị cho du lịch phượt (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), phần mềm học ngoại ngữ (ĐH Quốc tế TP.HCM), hệ thống cung cấp thông tin và hỗ trợ sinh viên (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)...

Trong đêm chung kết, tất cả phần thuyết trình và hỏi đáp đều bằng tiếng Anh - một đòi hỏi cần thiết trong thời đại toàn cầu.

Ứng dụng thời trang của sinh viên cho người không biết mặc gì - Ảnh 2.

Phần trình bày của đội vô địch Blocky - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Cuộc thi MASTERMIND 2018 do Trường ĐH Quốc tế TP.HCM tổ chức trong 4 tháng với 3 vòng thi.

Các cá nhân, đội nhóm sinh viên phải đưa ra ý tưởng sáng tạo, sau đó lên kế hoạch cụ thể về thiết kế, nhân sự, marketing, tài chính, cuối cùng là phần thuyết trình và thuyết phục đầu tư tại vòng chung kết.

Với chủ đề Creative start-up in industry 4.0 context (Khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ cách công nghiệp 4.0), cuộc thi đã tạo sân chơi học thuật, hoạch định và phát triển ý tưởng và khả năng thực thi dự án trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội cho người trẻ.

Ứng dụng thời trang của sinh viên cho người không biết mặc gì - Ảnh 3.

Đội Intersection của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trình bày ý tưởng về ứng dụng quản lý tổ chức sự kiện Event Technology - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Gọi vốn đầu tư CIC: "Shark Tank" phiên bản sinh viên

TTO - Các thí sinh phải đem đến kế hoạch chỉnh chu để thuyết phục những CEO khó tính nếu muốn gọi được vốn đầu tư cho dự án của nhóm.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên