Ảnh: BLOOMBERG
Nếu như trước đây, người dùng phải ghi nhớ danh sách dài các hợp chất cần tránh và căng mắt nhìn nhãn mác mỹ phẩm thì giờ đây đã có nhiều ứng dụng hỗ trợ.
Think Dirty của Canada, EWG Healthy Living của Mỹ và Yuka của Pháp hiện nằm trong số những ứng dụng quét thành phần không an toàn bên trong mỹ phẩm rất được ưa chuộng.
Think Dirty từng quét thấy polyethylene, một loại polymer thường được sử dụng trong mỹ phẩm có thể gây ra dị ứng ở một số người trong dòng son môi Drop Dead Red của Estee Lauder và đánh giá chất lượng ở mức 7 trên 10.
Trước đó, Estee Lauder, Clarins, Procter & Gamble và L’Oreal đều cho biết các sản phẩm của họ đã được thử nghiệm đạt chuẩn, an toàn và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Lily Tse, nhà sáng lập Think Dirty, cho biết: "Người dùng rất dễ tin tưởng vào các nhà sản xuất có tiếng. Tuy nhiên, chúng tôi không quan tâm đến thương hiệu, chỉ quan tâm đến danh sách thành phần."
Những người đứng sau các ứng dụng cho biết họ dựa vào các nghiên cứu khoa học cho phần lớn thông tin của mình. Chẳng hạn như CosIng cập nhật liên tục các báo cáo khoa học mới phát hành để "gắn cờ" một số thành phần phổ biến liên quan đến ung thư, rối loạn chức năng nội tiết tố hoặc gây hại cho hệ thống sinh sản trên mỹ phẩm.
Các kết quả quét màu đỏ sẽ bị đánh giá "xấu", điển hình như các loại mỹ phẩm có chứa titanium dioxide, benzyl salicylate, phenoxyethanol… còn ngược lại sẽ hiển thị màu xanh.
Trước các cáo buộc đó, Christian Courtin-Clarins, chủ tịch của Clarins, chia sẻ: "Kết quả quét ứng dụng có thể không nhất quán, vì có những thành phần mà các ứng dụng cho là nguy hiểm nhưng những người trong ngành chúng tôi đã sử dụng từ rất lâu rồi. Thêm nữa, có cả những thành phần nguy hiểm chỉ khi nếu nuốt phải, chứ dùng ở bên ngoài cơ thể sẽ hoàn toàn vô hại."
Các ứng dụng này hiện vẫn miễn phí cho người dùng và kiếm tiền chủ yếu bằng cách liên kết tư vấn cho các thương hiệu lớn nhỏ trong ngành công nghiệp làm đẹp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận