Phóng to |
Ảnh minh họa: Internet |
Theo tổng chưởng lý Robert McClelland, tội phạm điện tử chính là mối đe dọa đối với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức chính phủ nào. Phát ngôn được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp khai khoáng khổng lồ của xứ sở chuột túi đang đứng trước làn sóng tấn công điện toán đến từ nước ngoài.
Một khi được quốc hội Úc thông qua, bộ luật sẽ sẽ cho phép lực lượng cảnh sát cùng bộ máy tình báo nước này được quyền yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông phải lưu giữ lại những thông tin nhạy cảm, vốn trước đây phải bị tiêu hủy.
Giới chức Úc cũng nhắm đến mục tiêu củng cố liên minh với những tổ chức chống tội phạm điện tử ở nước ngoài, cho phép cảnh sát và giới chức Úc được tiếp cận dễ dàng hơn với những dữ liệu được lưu tại các hệ thống máy chủ hải ngoại, để phục vụ cho quá trình điều tra những vụ án nghi ngờ có xuất xứ từ trong nước.
Úc đã và đang phát triển một chiến lược quốc phòng trên mạng nhằm đương đầu với vấn nạn hacking và gián điệp điện tử, bao gồm cả những đe dọa đang dâng cao gây ra bởi hệ thống tin tặc “quốc doanh” thuộc một vài quốc gia. Chiến lược sẽ ra mắt vào năm sau.
Phóng to |
Tổng chưởng lý Robert McClelland - Ảnh minh họa: Reuters |
Quốc gia châu đại dương từng là nạn nhân của làn sóng tấn công nhằm vào hơn 4000 doanh nghiệp tại đây, bao gồm một đợt tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) có nguồn gốc từ nước ngoài làm cho toàn bộ hệ thống máy tính của quốc hội nước này bị tê liệt.
Vì những lý do trên, nước Úc nhận thấy sự cần thiết của việc gia nhập tổ chức quốc tế duy nhất có đủ sức mạnh và uy tín cho vấn nạn trên: Hội đồng châu Âu đối phó tội phạm điện tử (The Council of Europe Convention on Cybercrime).
Đã có hơn 40 quốc gia trở thành thành viên của Hội đồng, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật Bản và Nam Phi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận