Hình ảnh cho thấy lưu vực Warburton từng chịu cú va chạm rất lớn - Ảnh: ANU |
Theo các nhà khoa học Trường ĐH Quốc gia Úc (ANU), qua thăm dò tình cờ lưu vực Warburton, họ đã phát hiện dấu vết của cái hố rộng 400km nằm sâu dưới lớp vỏ Trái đất.
Căn cứ vào kết quả thăm dò, họ tin rằng thiên thạch đã bị vỡ đôi ngay trước khi va vào Trái đất vào khoảng 300-600 triệu năm trước.
"Hai mảnh thiên thạch nằm cách nhau 10km, có thể đã che lấp nhiều loài sinh vật sống trên Trái đất vào thời điểm đó", nhà nghiên cứu Andrew Glikson thuộc ANU nói.
Trong bài báo đăng trên tờ Tectonophysics, nhóm của Glikson cho biết các phân tích cho thấy lớp vỏ Trái đất bị đứt gãy dưới nhiệt độ cao và áp lực ở độ sâu hơn 10km.
Theo Glikson, tác động lớn như thế "có thể đã có một vai trò rất quan trọng trong sự tiến hóa của Trái đất so với suy nghĩ trước đây", như tạo ra những đám mây tro và bụi dày đặc trong không khí, làm thay đổi nhiệt độ Trái đất và có thể gây ra cái chết của nhiều loài khác nhau.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu cho thấy cú va chạm này đã gây tàn phá diện rộng như thiên thạch từng va vào Trái đất 66 triệu năm trước khiến khủng long và nhiều loài khác tuyệt chủng.
Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cú va chạm này xem có liên quan đến sự kiện tuyệt chủng nào ở Trái đất hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận