TS Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, tư vấn cho các học sinh - Ảnh: NAM TRẦN |
>>
Tại buổi tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang sáng 18-2, TS Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD, Bộ GD-ĐT đã cung cấp thông tin về những điểm mới nhất của kì thi THPT quốc gia năm nay, đồng thời dặn dò học sinh những việc rất nhỏ nhưng theo ông lại vô cùng quan trọng.
“Các em cần đánh dấu vào lịch các mốc thời gian quan trọng liên quan tới đăng kí thi, dự thi để không bỏ sót. Vì một điểm vô cùng mới năm nay là thí sinh có trách nhiệm hoàn toàn với thông tin đăng kí dự thi của mình. Nếu các em nghiên cứu không kĩ quy định mà đăng kí không đúng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các em”, ông Hồng lưu ý.
Chia sẻ về quy định trong việc làm bài thi tổ hợp, một trong những điểm mới nhất của kì thi năm nay, ông TS Sái Công Hồng dặn học sinh phải tìm hiểu kĩ từng quy định nhỏ. Ví dụ sau mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, thí sinh phải nộp đề thi môn thành phần và giấy nháp trước khi vào phần thi mới.
Hàng chục câu hỏi trong phần tư vấn chuyên sâu dành cho khối ngành công an, quân đội. Trong đó các thông tin liên quan tới điều kiện, quy định về ngoại hình, sức khỏe được nhiều học sinh, phụ huynh hỏi kĩ càng.
"Học các trường công an, quân đội dễ có việc làm ổn định, lại được rèn luyện trong môi trường nghiêm túc nên tôi thích cho con theo học một trong hai khối trường này”, một phụ huynh cho biết.
Một học sinh đặt câu hỏi: "Học cao đẳng có nghề nào kiếm được 10 triệu đồng/tháng không?", câu hỏi. Ông Vũ Văn Giang - Phó vụ trưởng Vụ Dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ TB&XH, khẳng định 80% sinh viên học các trường CĐ nghề năm 2016 tìm được việc làm. Đây là con số có thể khiến các em học sinh ở Tuyên Quang yên tâm.
“Các em đừng nghĩ có tấm bằng đại học là có thể yên tâm xin việc vì hiện nay, ngoài bằng cấp, các doanh nghiệp sẽ xem xét đến kiến thức, kĩ năng, ứng xử văn hóa của người mà họ tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp đặt ra các chuẩn cụ thể, trong đó coi trọng văn hóa ứng xử, phong cách công nghiệp…Đây là những điều đang được nhiều trường nghề chú trọng”, ông Giang cho biết.
Ông Giang cho biết thêm hiện có nhiều trường CĐ nghề liên kết với nước ngoài đào tạo các chương trình theo chuẩn quốc tế. Người học phải có trình độ để học tập bằng tiếng Anh. Khi ra trường, sinh viên sẽ có bằng của cả Việt Nam và nước ngoài và cơ hội di chuyển công việc rất lớn, thu nhập ổn định...
Ths Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT tư vấn cho các học sinh tại chương trình - Ảnh: NAM TRẦN |
Một học sinh đặt câu hỏi về nguyện vọng trong kỳ thi THPT - Ảnh: NAM TRẦN |
Ông Đỗ Văn Giang, Phó vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH, cung cấp thông tin cho học sinh tại chương trình tư vấn - Ảnh: NAM TRẦN |
Các gian tư vấn “hút hàng” Tuy chương trình tư vấn tuyển sinh tại Tuyên Quang không tổ chức quy mô như ngày hội, nhưng nhiều trường ĐH, CĐ từ các thành phố lớn đã đăng ký được bố trí gian hàng tại Trường THPT Chuyên Tuyên Quang. Bằng những tư vấn trực tiếp cụ thể, hấp dẫn, các gian hàng của khoa Quốc tế- ĐHQGHN, Trường ĐH Lâm nghiệp VN, Trường ĐH Tân Trào… luôn tấp nập thí sinh đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh cụ thể. Ông Quang Anh - phó trưởng ban xúc tiến tuyển sinh và tư vấn việc làm Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam đánh giá thí sinh Tuyên Quang rất “nhạy” khi nhu cầu tìm hiểu của các em chủ yếu tập trung trúng vào các ngành “hot” của trường như công nghệ sinh học, thiết kế nội thất… Thực tế, Tuyên Quang là vùng tuyển sinh mà Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam dành sự quan tâm khá đặc biệt. Hiện tại có 247 sinh viên là con em các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đang học tập tại trường, trong đó có nhiều em là người dân tộc thiểu số ít người; trong số này chủ yếu các em tập trung học ở một số ngành thuộc lĩnh vực Nông lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên... Theo đánh giá cảu Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, qua quá trình đào tạo và theo dõi kết quả học tập cho thấy, hầu hết các em sinh viên là con em tỉnh Tuyên Quang đều có tố chất chăm chỉ, chịu thương chịu khó để vươn lên trong học tập |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận