Bến tàu buýt đường sông bắt đầu đi vào hoạt động - Ảnh: NAM TRẦN
Hàng trăm người dân đã có mặt háo hức tham quan trải nghiệm tàu buýt đầu tiên của TP.HCM.
Khẳng định TP có lợi thế lớn với 112 tuyến sông, kênh rạch, 1.000km đường sông bao quanh, theo ông Bùi Xuân Cường - giám đốc Sở GTVT TP.HCM - việc phát triển mô hình buýt sông sẽ góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, khuyến khích phát triển du lịch, góp phần giảm ùn tắc, kẹt xe hiệu quả.
Ông Trần Vĩnh Tuyến - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết tuyến buýt sông này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các hoạt động giao thông, kinh tế, du lịch tại TP.HCM.
Trong tương lai, TP sẽ xây dựng thêm các mô hình buýt sông, taxi thủy, hình thành mạng lưới giao thông thủy đa dạng hơn.
Hiện TP.HCM đang cố gắng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân quan tâm đến lĩnh vực này.
Toàn cảnh bến tàu buýt tại bến xuất phát Bạch Đằng, Q.1 - Ảnh: NAM TRẦN
Bến tàu buýt sông Sài Gòn - Ảnh: HỮU KHOA
Nhà ga tàu thủy Bạch Đằng - Ảnh: HỮU KHOA
Tàu buýt tại bến Bạch Đằng - Ảnh: HỮU KHOA
Người dân nghe hướng dẫn tuyến đường buýt đường sông đi qua - Ảnh: HỮU KHOA
Cảnh sát giao thông đường thuỷ trao đổi với thuyền trưởng tàu buýt - Ảnh: HỮU KHOA
Tuyến xe buýt sông số 1 - Ảnh: HỮU KHOA
Song song với việc phát triển vận tải hành khách đường sông, Sở GTVT TP.HCM đang xây dựng kết hoạch kết nối các tuyến xe buýt để tạo điều kiện cho người dân đi lại giữa các bến của buýt sông.
Trước mắt, Sở GTVT đã điều chỉnh một số tuyến xe buýt có lộ trình qua các bến tuyến buýt sông số 1. Bên cạnh đó, 4 tuyến xe buýt điện trung chuyển hành khách cũng sẽ đi vào hoạt động ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt.
Riêng tuyến buýt đường sông số 2 (Bạch Đằng - Lò Gốm), ông Cường yêu cầu chủ đầu tư phải chủ động nghiên cứu các phương án để khi hoàn thành công trình cống kiểm soát triều Bến Nghé sẽ đầu tư xây dựng nhanh để đưa vào khai thác.
Theo ông Cường, do đây là mô hình đầu tiên nên thời gian đầu thực hiện có thể phát sinh những bất cập nên ngành giao thông TP cũng rất cần những ý kiến đóng góp từ người dân để xây dựng tuyến phù hợp hơn.
Người dân lên tàu buýt đường sông tại bến Bạch Đằng - Ảnh: HỮU KHOA
Tiêu lệnh chữa cháy trên tàu buýt - Ảnh: HỮU KHOA
Ông Bùi Xuân Cường - giám đốc Sở GTVT TP.HCM - trên tuyến tàu buýt sáng nay - Ảnh: HỮU KHOA
Thuyền trưởng tuyến tàu buýt số 1 Bạch Đằng - Linh Đông - Ảnh: HỮU KHOA
Tờ rơi hướng dẫn các bến tàu buýt đường sông - Ảnh: HỮU KHOA
Tuyến tàu buýt Bạch Đằng - Linh Đông có 12 bến đón - Ảnh: HỮU KHOA
Một người dân phấn khởi khi lần đầu tiên được ngồi trên tuyến tàu buýt đường sông - Ảnh: HỮU KHOA
Ghi nhận của phóng viên, nhiều hành khách trên tàu rất hào hứng khi được đi thử buýt sông.
Anh Trần Văn Thêm, một hành khách sống tại Q.1, cho biết đã chờ đợi tuyến buýt sông này gần 10 năm.
"Lộ trình tuyến này rất phù hợp với việc đi lại hằng ngày của gia đình tôi. Tôi sẽ thường xuyên sử dụng buýt sông đi lại để tránh kẹt xe, nội thất trên tàu cũng rất tiện nghi, an toàn" - anh Thêm nói.
Ông Nguyễn Văn Tiến, khách đến từ Hưng Yên, thì nói ngồi trên buýt sông, hành khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông Sài Gòn từ nhiều góc khác nhau. Khách du lịch đến TP.HCM có thể chọn buýt sông làm phương tiện đi lại, tham quan chất lượng mà tiết kiệm.
Tàu buýt tại bến Bình An, Q.2 - Ảnh: HỮU KHOA
Bến cuối tuyến tàu buýt đường sông Linh Đông, Q.Thủ Đức - Ảnh: HỮU KHOA
Người dân Thanh Đa phấn khởi với tuyến tàu buýt đường sông đầu tiên - Ảnh: HỮU KHOA
Tuyến tàu buýt đường sông kết nối tuyến xe buýt tuyền thống phục vụ người dân - Ảnh: HỮU KHOA
Tuyến buýt đường sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông), thuộc dự án đầu tư 2 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa trên địa bàn TP. Giá vé: 15.000 đồng/lượt.
Lộ trình tàu qua 5 bến:
- Hướng từ Linh Đông (Q.Thủ Đức) - Bạch Đằng (Q.1): Linh Đông - Hiệp Bình Chánh - Thanh Đa - Bình An - Bạch Đằng.
- Hướng từ Bạch Đằng -Linh Đông có lộ trình ngược lại.
Ông Nguyễn Kim Toản - giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư dự án), cho biết trong tổng số 12 bến đón, trả khách của tuyến số 1 hiện có 5 bến đã cơ bản hoàn thành, gồm Bạch Đằng, Bình An, Thanh Đa, Hiệp Bình Chánh và Linh Đông.
Trong đó, bến Bạch Đằng - vị trí "đắc địa" ở trung trung tâm TP.HCM, được đầu tư nhiều hạng mục cảnh quan, phục vụ giải trí.
Trong quá trình khai thác, những bến bãi còn lại sẽ tiếp tục hoàn thiện, ưu tiên nhất là vấn đề an toàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận