17/01/2017 10:03 GMT+7

Tượng danh nhân, nghề dệt zèng và thảo cầm viên mở cửa

V.HÙNG - T.LỘC - M.TRANG
V.HÙNG - T.LỘC - M.TRANG

TTO - Tượng danh nhân Lê Văn Hiến, tượng nhà thơ Hồ Xuân Hương vừa được Đà Nẵng, nghề dệt zèng ở huyện này là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thảo cầm viên mở cửa bảo tàng động thực vật là ba tin văn hoá đáng chú ý.

*** Error ***
Tượng Hồ Xuân Hương - Ảnh: VĂN NỞ

Khánh thành tượng danh nhân gắn với tên đường

UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) vừa khánh thành tượng danh nhân Lê Văn Hiến, tượng nhà thơ Hồ Xuân Hương và bảng tên đường Ngũ Hành Sơn.

Tượng danh nhân Lê Văn Hiến (1904-1997) cao 4m được đặt tại vườn hoa trước Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn (đường Lê Văn Hiến).

Tượng bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương (1772-1822) cao 3,1m, được đặt trên dải phân cách đầu đường Hồ Xuân Hương. Bảng chỉ dẫn tên đường Ngũ Hành Sơn cao 4m, được đặt tại đầu đường Ngũ Hành Sơn.

Bà Nguyễn Thị Anh Thi - chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn - cho biết sắp đến quận triển khai tiếp 9 công trình tượng: Võ Nguyên Giáp, Sư Vạn Hạnh, Mai Đăng Chơn, Huyền Trân Công Chúa, Trần Đại Nghĩa, Minh Mạng, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh, Phan Tứ. 

*** Error ***
Zèng được các nhà thiết kế tôn vinh trong một chương trình thời trang - Ảnh: T.Lộc

Nghề dệt zèng thành di sản phi vật thể quốc gia

Ngày 16-1, hàng nghìn người dân địa phương và quan khách đã tập trung tại thị trấn A Lưới, thuộc huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên - Huế tham dự lễ đón bằng công nhận nghề dệt zèng ở huyện này là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dệt zèng là nghề thủ công truyền thống của dân tộc Tà Ôi, kết tinh về mặt nghệ thuật lẫn kỹ thuật. Đặc biệt trong đó là kỹ thuật xâu cườm vào zèng để tạo hoa văn trên bề mặt, được xem là độc đáo và duy nhất trong hệ thống thổ cẩm ở VN...

Loại thổ cẩm đặc biệt này cũng được xem không thể thiếu trong đời sống văn hóa của các tộc người bản địa cho đến ngày nay còn tồn tại và phát triển. Những năm gần đây, zèng cũng được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng làm chất liệu cho các bộ sưu tập thời trang. 

Thảo cầm viên Sài Gòn mở cửa Bảo tàng động - thực vật

Thảo cầm viên Sài Gòn vừa khánh thành Bảo tàng động - thực vật phục vụ Tết Đinh Dậu 2017 và sẽ mở cửa suốt trong dịp Tết Nguyên đán.

Bảo tàng có diện tích 530m2, là nơi trưng bày tiêu bản của các loài động vật, thực vật và nấm - gồm 140 loài thực vật quý hiếm, 170 loài động vật với 350 tiêu bản, trong đó có nhiều loài quý hiếm của Việt Nam và thế giới như hổ Đông Dương, tê giác trắng, trĩ sao, bồ nông, già đẫy lớn, báo hoa mai, bò tót... 

Cũng trong dịp đón Tết cổ truyền năm nay, Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ giới thiệu với người dân thành phố một số động vật mới.

Đó là hai chú hổ Belgan con mới được sinh tại đây, một chú hà mã con 8 tháng tuổi có trọng lượng 150kg, một gia đình linh cẩu đốm - loài thú châu Phi - với một thành viên nhỏ cũng vừa ra đời, và hai chú lạc đà Alpaca hiền lành, thân thiện của vùng Nam Mỹ.

V.HÙNG - T.LỘC - M.TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên