02/05/2013 06:40 GMT+7

Tưởng chừng vô tri...

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TT - "Bà tôi đặt bước chân đầu tiên lên đất Pháp sau khi rời khỏi VN. Ðể lại cả cuộc đời phía sau lưng mình, cuối cùng bà đã cùng con cháu đến một mảnh đất mới, nơi chân trời rộng mở, ít ra là đối với họ.

4s17htsb.jpgPhóng to
Đại sứ Pháp tại VN Jean - Noel Poirier (bìa phải) xúc động khi xem các hiện vật tại triển lãm chiều 27-4 - Ảnh: Thái Lộc

Ngày 4-7-2012, bà tôi đã mất, mãi mãi xa lìa cố hương. (...) Chiếc áo này bà tôi may tại VN vào đầu những năm 1970, bà rất thích và đã mang theo chiếc áo cùng một số ít hành trang khi lên tàu rời xa đất nước. Ðến định cư tại Pháp nhưng bà tôi vẫn mặc chiếc áo này trong nhiều năm nữa. Chiếc áo này là gạch nối giữa cuộc đời bà lúc trước và sau này, còn đối với tôi chiếc áo mãi mãi là hình ảnh của bà tôi. Mong rằng hôm nay chiếc áo này có thể giới thiệu cho mọi người ngay trên đất nước của nó như là một sự trở về chính đáng và đó cũng như là một cách để tỏ lòng kính trọng đối với bà tôi và cuộc sống tốt đẹp của bà".

Lời giới thiệu đó đi kèm theo chiếc áo kỷ vật của bà Mai Thy Veyssler tại triển lãm kỷ vật diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Huế từ ngày 27-4 đến 1-5.

Ðây là một trong 13 câu chuyện về hiện vật/kỷ vật tương tự có xuất xứ từ VN, sở hữu bởi những người Pháp gốc Việt đang sinh sống tại thành phố Clermont-Ferrand, Cộng hòa Pháp. Mỗi hiện vật được đặt trong một chiếc lồng chim bằng tre. Nhà tổ chức cho biết khi đi tìm kiếm ý tưởng cho triển lãm, họ bắt gặp những chiếc lồng này là sản phẩm của làng Bao La (chuyên nghề mây tre đan lát thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Ðiền, Thừa Thiên - Huế), thấy nó rất phù hợp với sự "gói ghém kỷ niệm" nhưng vừa đóng, vừa mở, nên đưa về sử dụng.

Trong những chiếc lồng chim ấy, đó có thể là chiếc áo vest cũ do người bố trong giai đoạn khốn khó đã không bán đi, trở thành kỷ vật của đàn con sau khi ông qua đời. Một chiếc áo dài là món quà của người mẹ chồng quá cố. Một đôi giày nhung của một người mẹ mà lúc sinh thời, bà chỉ mang nó trong các dịp lễ như hầu đồng thánh mẫu... Hay như tấm khăn lụa là một kỷ vật gắn liền với người mẹ đã khuất và người anh trai mất liên lạc, mà chủ nhân chiếc khăn hiện tại cố tìm trong hàng chục năm qua... Tất cả đều đi cùng câu chuyện kể cụ thể.

Cuộc triển lãm thật đầy đặn dù chỉ 13 hiện vật/kỷ vật. Người xem thật sự ngỡ ngàng như đang được dẫn dắt vào những câu chuyện tràn đầy cảm xúc và tình người. Có mặt tại triển lãm, ông Jean - Noel Poirier, đại sứ Pháp tại VN, thốt lên: "Tôi rất xúc động trước kỷ niệm của cộng đồng VN. Ở Pháp, tôi biết rõ tâm lý của họ, họ rất quan tâm và rất nhớ VN, đa số hi vọng đóng góp cho sự phát triển của VN và sự phát triển của quan hệ song phương". Ngài đại sứ tiết lộ lý do xúc động còn là ông ngoại của ông được sinh ra và một thời gian lớn lên tại một nơi cách Huế không xa... Tương tự, một nhà nghiên cứu xem xong vội đọc thoát hai câu thơ của Lamartine, đại ý: "Hỡi vật vô tri há chăng ngươi có linh hồn/Mà níu kéo ta vào sức mạnh yêu thương!". Người thưởng lãm cũng giật mình khi nghĩ về câu thơ Nôm tuyệt tác tương truyền của vua Tự Ðức khóc thương một vị quý phi qua đời khi còn rất trẻ: "Ðập cổ kính ra tìm lấy bóng/Xếp tàn y lại để dành hơi"...

Một vị họa sĩ lại nhận xét việc đặt các hiện vật vào trong những lồng chim kèm theo lời giới thiệu rất khúc chiết, dễ thương ấy là cách tổ chức thông minh, bài bản, giúp người xem chạm đến những thông điệp lớn lao hơn, vượt ra rất xa ngoài những hiện vật tưởng chừng vô tri đang treo trên bốn bức tường...

Chỉ 13 hiện vật/kỷ vật nhỏ bé đã làm nên một câu chuyện nối liền quá khứ đến hôm nay. Giá mà có nhiều cuộc trưng bày giúp hiện vật cất lên được những tình tự như thế tại các triển lãm, các bảo tàng...

THÁI LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    B\u00e0 t\u00f4i \u0111\u1eb7t b\u01b0\u1edbc ch\u00e2n \u0111\u1ea7u ti\u00ean l\u00ean \u0111\u1ea5t Ph\u00e1p sau khi r\u1eddi kh\u1ecfi VN. \u00d0\u1ec3 l\u1ea1i c\u1ea3 cu\u1ed9c \u0111\u1eddi ph\u00eda sau l\u01b0ng m\u00ecnh, cu\u1ed1i c\u00f9ng b\u00e0 \u0111\u00e3 c\u00f9ng con ch\u00e1u \u0111\u1ebfn m\u1ed9t m\u1ea3nh \u0111\u1ea5t m\u1edbi, n\u01a1i ch\u00e2n tr\u1eddi r\u1ed9ng m\u1edf, \u00edt ra l\u00e0 \u0111\u1ed1i v\u1edbi h\u1ecd. " />