17/04/2023 13:30 GMT+7

Tuổi Trẻ Start-Up Award: Đã chọn được dự án đoạt giải đặc biệt

Sáng 17-4, tại báo Tuổi Trẻ (TP.HCM) đã diễn ra cuộc họp hội đồng thẩm định chọn 20 start-up tiêu biểu cũng như start-up sẽ nhận giải đặc biệt (trị giá 100 triệu đồng/giải do GIBC tài trợ) của giải thưởng thường niên Tuổi Trẻ Start-Up Award.

Họp hội đồng thẩm định, chọn top 20 dự án tiêu biểu - Video: TRƯƠNG KIÊN - HẢI TRIỀU - MAI HUYỀN - TÔN VŨ

Hội đồng thẩm định Tuổi Trẻ Start-Up Award năm nay gồm (từ phải sang): ông Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, ông Don Lam - tổng giám đốc và cổ đông sáng lập VinaCapital, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Trường ĐH Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), ông Phạm Phú Ngọc Trai - chủ tịch và sáng lập GIBC, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân TP.HCM, ông Ngô Minh Hải - chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM, bà Nguyễn Thị Diệu Hằng - giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp BSSC - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hội đồng thẩm định Tuổi Trẻ Start-Up Award năm nay gồm (từ phải sang): ông Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, ông Don Lam - tổng giám đốc và cổ đông sáng lập VinaCapital, PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Trường ĐH Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), ông Phạm Phú Ngọc Trai - chủ tịch và sáng lập GIBC, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân TP.HCM, ông Ngô Minh Hải - chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM, bà Nguyễn Thị Diệu Hằng - giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp BSSC - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Buổi thẩm định còn diễn ra với hình thức trực tuyến nhằm hỗ trợ hội đồng thẩm định có thể nắm rõ thông tin liên quan đến các start-up.

Theo ông Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, trưởng ban tổ chức Tuổi Trẻ Start-Up Award, so với những năm trước, số lượng start-up tham gia chương trình năm nay tăng cả về chất lượng lẫn số lượng, trên nhiều lĩnh vực. 

Tuổi Trẻ Start-Up Award: Đã chọn được dự án đoạt giải đặc biệt - Ảnh 2.

Nhà báo Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thông qua hai vòng sơ khảo, ban tổ chức đã chọn 40 start-up bước vào vòng thẩm định cuối cùng từ hàng trăm dự án gửi về. 20 start-up trên được hội đồng tuyển chọn dựa trên các tiêu chí tính khả thi - bền vững, áp dụng công nghệ - tạo sự khác biệt, cộng đồng - tầm nhìn. 

Một điểm đặc biệt năm nay ở Tuổi Trẻ Start-Up Award là sau khi công bố danh sách top 40, các start-up lọt vào vòng này được yêu cầu làm một video clip trong ba phút để trình bày các điểm chính dự án của mình. Điều này vừa giúp các thành viên hội đồng thẩm định tham khảo thông tin trước buổi họp, đồng thời giải quyết "bài toán" start-up ở xa hoặc trái múi giờ, không thể tham gia phản biện trực tiếp.

Ông Don Lam - tổng giám đốc và cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital - chia sẻ có khoảng 3-4 start-up khiến ông chú ý. 

Trong khi đó, ông Phạm Phú Ngọc Trai - chủ tịch và sáng lập GIBC - nhận xét việc giải thưởng quy tụ nhiều dự án khởi nghiệp liên quan tới công nghệ cũng là điều dễ hiểu, bởi đây là xu hướng phát triển chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó giải thưởng cũng đã nhận được sự quan tâm tham gia của nhiều sáng kiến liên quan tới vấn đề phát triển xanh, bền vững.

Tuổi Trẻ Start-Up Award: Đã chọn được dự án đoạt giải đặc biệt - Ảnh 3.

Ông Don Lam (phải) và ông Phạm Phú Ngọc Trai - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Nguyễn Thị Diệu Hằng, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp - BSSC, cho biết sau nhiều năm đồng hành cùng chương trình, bà nhận ra mỗi năm áp lực lại tăng lên do tiêu chí cần thay đổi, đòi hỏi cao hơn. 

Bà cho rằng điều đầu tiên cần quan tâm ở các start-up là tính hiệu quả về kinh tế, vì nếu không có yếu tố này thì start-up sẽ không "sống sót" được. Song song đó, bà cũng đánh giá cao những dự án đem lại giá trị cho cộng đồng, và đây cũng là điểm nhấn của Tuổi Trẻ Start-Up Award 2023 so với các cuộc thi khởi nghiệp khác. 

Tuổi Trẻ Start-Up Award: Đã chọn được dự án đoạt giải đặc biệt - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hằng, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp - BSSC - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tiêu chí thứ ba là yếu tố công nghệ, nhưng bà cho rằng cần thấy rõ công nghệ đó giải quyết vấn đề gì, chứ yếu tố mới mà tác động xã hội chưa đủ nhiều, khó thể thương mại hóa thì sẽ rất khó. 

"Nhưng tôi nhận thấy chương trình Tuổi Trẻ Start-Up Award vẫn tạo cơ hội để các bạn thuộc nhóm này được hỗ trợ truyền thông, tạo "bàn đạp" cho những năm sau. Vì vậy với các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, rõ ràng giải thưởng này là một hoạt động rất bổ ích", bà Diệu Hằng chia sẻ.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM Ngô Minh Hải gợi mở cho một Tuổi Trẻ Start-Up Award năm tiếp theo có thể phải chia ra nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực, từ đó sẽ chọn ra được từng dự án tiêu biểu trong từng lĩnh vực.

Tuổi Trẻ Start-Up Award: Đã chọn được dự án đoạt giải đặc biệt - Ảnh 5.

Ông Ngô Minh Hải (phải) chia sẻ tại buổi thẩm định - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM - bày tỏ sự ấn tượng với Tuổi Trẻ Start-Up Award 2023. Nhìn qua các start-up ở top 40, ông quan tâm tới hai yếu tố. 

Một là làm sao để các start-up công nghệ tạo sự đột phá giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, đặc biệt là nông dân có điều kiện để đầu tư, sử dụng các nền tảng đó. Hai là các dự án liên quan tới phát triển bền vững nhằm giải quyết được bài toán môi trường trước mắt, thích ứng với xu thế phát triển trong tương lai, nhưng vẫn có thể làm "chủ cuộc chơi" và nâng cao năng lực cạnh tranh trong giới start-up.

Sau buổi thẩm định, hội đồng đã chọn ra được 20 start-up tiêu biểu cũng như dự án nhận giải đặc biệt của Tuổi Trẻ Start-Up Award năm nay. 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Trường ĐH Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), thành viên hội đồng thẩm định - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Trường ĐH Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM), thành viên hội đồng thẩm định - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nguyên phó thủ tướng Đức gốc Việt đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award

Talkshow "Cảm hứng khởi nghiệp" năm nay dự kiến diễn ra tại Đại học Kinh tế TP.HCM vào ngày 26-4, có chủ đề "Trong khủng hoảng, tìm thấy cơ hội?", với sự tham dự của 1.000 bạn trẻ và các chuyên gia uy tín.

Ngài Philipp Rösler, lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nguyên phó thủ tướng Đức gốc Việt, là một trong những diễn giả chính của chương trình năm nay. Lễ vinh danh và trao hỗ trợ các start-up tiêu biểu cũng sẽ được diễn ra ngay sau đó.

Ngoài việc được vinh danh trên mặt báo, những câu chuyện khởi nghiệp còn có cơ hội tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư cũng như được truyền thông, quảng bá đến công chúng. Ban tổ chức sẽ chọn các start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị: VinaCapital, FE Credit, Ngân hàng ACB, Thái Bình Group, Volvo, IDICo, Tín Nghĩa Corp., Saigontourist Group, Sân Golf Thủ Đức..., trong đó tiếp tục có 1 suất hỗ trợ đặc biệt dành cho start-up được hội đồng thẩm định bình chọn, trị giá 100 triệu đồng từ GIBC.

Trong khuôn khổ của chuỗi sự kiện, Tuổi Trẻ Golf Tournament For Start-Up qua 3 mùa đã quy tụ gần 600 golfer. Năm nay, giải đấu thường niên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21-4 tại sân golf Thủ Đức (P.Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức). Tối cùng ngày sẽ diễn ra gala trao giải cho golfer xuất sắc và chương trình giao lưu, kết nối cùng các start-up tiêu biểu.

MINH HUỲNH

Tuổi Trẻ Start-Up Award: Đã chọn được dự án đoạt giải đặc biệt - Ảnh 7.

Cửa hàng trên không gian thực tế ảo: Xu thế của tương lai Cửa hàng trên không gian thực tế ảo: Xu thế của tương lai

Bằng giải pháp thực tế ảo vrMall, các cửa hàng mua sắm, trung tâm trưng bày sản phẩm được ảo hóa sống động trên không gian mạng không khác gì ngoài đời.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên