TTCT - Một mô hình đã phổ biến trên thế giới nhưng lại là trường hợp được coi là mới ở Việt Nam: trường đại học (ĐH) trở thành "đại học đa lĩnh vực" - câu chuyện gây ồn ào suốt hơn một tuần qua. Giờ thực hành thí nghiệm bộ môn công nghệ y sinh tại Viện Điện tử viễn thông, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: ĐH Bách Khoa Hà Nội cung cấpPhần lớn những ý kiến bàn luận chỉ nói chuyện "cái bình", sự rắc rối của tên gọi. Nhiều người hiểu một cách đơn thuần Trường ĐH Bách khoa Hà Nội muốn cắt chữ "trường" để trở thành "đại học" cho oai. Bàn xong tên tiếng Việt: học viện, viện đại học, đại học, trường đại học…, cuộc bàn thảo chuyển sang bàn về tên tiếng Anh, tiếng Pháp trong bối cảnh "hội nhập". Và rồi lại ngạc nhiên khi biết thế giới cũng rắc rối không kém Việt Nam - mỗi nơi đặt tên một khác cho cùng mô hình như ĐH Bách khoa Hà Nội: ĐH đa lĩnh vực có chứa các trường chuyên ngành (trường con trực thuộc).Nhưng tên gọi thế nào không quan trọng bằng mô hình đào tạo đó mang lại lợi ích gì cho xã hội và người học.Không phải cuộc gán ghép cơ học"Chuyển đổi trường ĐH thành ĐH đa lĩnh vực, giảm trường đơn lĩnh vực là định hướng cần khuyến khích trong bối cảnh hiện nay", bà Nguyễn Thị Kim Phụng - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), người tham gia sâu vào quá trình xây dựng Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018, chia sẻ.Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 đã đặt ra quy định về chuyển trường ĐH thành ĐH, liên kết và sáp nhập các trường ĐH nhỏ thành ĐH đào tạo đa lĩnh vực. Như vậy, xu thế đào tạo đa lĩnh vực, tăng tính hợp tác liên ngành được những người tham gia xây dựng luật và từng giữ vị trí quản lý bậc giáo dục ĐH đề cao.Nhưng chuyển từ "đơn lĩnh vực" sang "đa lĩnh vực" theo cách nào? Người trong cuộc - ông Nguyễn Phong Điền, phó giám đốc ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho rằng: Mục tiêu đào tạo đa lĩnh vực cần được nghiên cứu, định hướng để tạo nên những sản phẩm đa ngành, đáp ứng đòi hỏi mới của cơ cấu ngành nghề trong xã hội chứ không phải gán ghép một cách tùy tiện chỉ để "đủ về số lượng" hay đáp ứng tiêu chí.Cũng theo ông Phong Điền, những ngành đào tạo mới đang được ĐH Bách Khoa Hà Nội cấu trúc lại có tính liên ngành rất cao như kỹ thuật y sinh, với sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành điện - điện tử và công nghệ sinh học. Hay ngành thiết kế sáng tạo trên cơ sở liên kết ngành thiết kế với điện - điện tử, công nghệ thông tin…"Chúng tôi đào tạo nhiều về thiết kế chế tạo nhưng lại chưa đào tạo về thiết kế sáng tạo. Có thể hiểu chế tạo là tạo ra bộ máy bên trong, nay cần tạo ra kiểu dáng bên ngoài hấp dẫn, phù hợp, có giá trị thương phẩm. Những ngành mới như thiết kế sáng tạo đòi hỏi tính liên ngành rất cao và với cấu trúc, cách quản trị của mô hình đại học đa lĩnh vực, sẽ thuận lợi cho việc phát triển những ngành như thế".Theo ông Phong Điền, những ngành mới dựa trên liên kết đa ngành là ưu thế trong thời đại công nghệ phát triển, trí tuệ nhân tạo, máy tính… thay thế các công việc có tính quy luật, lặp đi lặp lại. Vì vậy, những ngành như kế toán nếu chỉ đào tạo đơn ngành thì sớm muộn cũng trở nên tụt hậu, người học không đáp ứng được yêu cầu công việc trong tương lai. Nên ví dụ, thay vì kế toán, cần có ngành mới đào tạo cả kiến thức kế toán và quản lý hệ thống thông minh. Tương tự, ngành phân tích kinh doanh cần kết hợp với đào tạo về kinh tế với công nghệ thông tin. Ngành kinh tế năng lượng bao gồm kiến thức về kinh tế lẫn học phần về kỹ thuật của ngành năng lượng…Các đơn ngành được dự báo sẽ teo tóp dần, không tuyển sinh được, không đáp ứng nhu cầu nhân lực. Tuy nhiên, theo ông Phong Điền, có những ngành rộng vốn phải được xem là lĩnh vực nếu không thay đổi cũng gặp khó khăn, như ngành kỹ thuật hóa học bao trùm nhiều chuyên ngành như giấy, hóa dược, polymer, silicat, vi sinh… Những chuyên ngành này từng được đào tạo theo hướng độc lập tách rời. Trong tương lai, hướng đào tạo này sẽ gặp nhiều bất cập."Khi cấu trúc lại các khoa, viện để đưa về các trường chuyên ngành, các ngành trong một lĩnh vực sẽ được định hướng đào tạo chuyên sâu hơn nhưng có sự hợp tác liên ngành cao hơn. Ví dụ như một ngành mới của ĐH Bách khoa Hà Nội được cấu trúc lại là kỹ thuật vật liệu polymer". "Đây là ngành mới có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kỹ thuật vật liệu, kỹ thuật hóa học, điện -điện tử, vừa được đào sâu vừa được mở rộng liên kết đa chiều. Sản phẩm đào tạo như thế đáp ứng sát hơn nhu cầu nhân lực trong xã hội", ông Phong Điền chia sẻ.Ông cũng cho rằng khi chuyển sang ĐH đa lĩnh vực, có những ngành sẽ phải đóng, phải cấu trúc lại, và về lâu dài có những ngành mới phải được nghiên cứu xây dựng.Mô hình phổ biếnTrong hệ thống đại học ở Việt Nam, ngoài học viện, trường ĐH đào tạo đơn lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực, còn có mô hình ĐH hai cấp là hai ĐH quốc gia - được thành lập từ năm 1995, và một số ĐH vùng.Hai ĐH quốc gia và ĐH vùng đều gồm các trường ĐH thành viên. Các trường thành viên này hoạt động độc lập như một trường ĐH, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có con dấu và tài khoản riêng, có quy định tuyển sinh, quy chế đào tạo và hiệu trưởng có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp.Hai ĐH quốc gia hoạt động với cơ chế tự chủ cao hơn các cơ sở ĐH khác. Các ĐH vùng cũng có những mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các vùng đặc thù.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và nhà quản lý khẳng định mô hình như của ĐH Bách khoa Hà Nội hiện nay, tức ĐH đa lĩnh vực gồm các trường chuyên ngành trực thuộc, là phổ biến trên thế giới. TS Lê Viết Khuyến - phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam - cho rằng ĐH đa lĩnh vực phải được tổ chức như một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt là trong đào tạo. Các trường trực thuộc tuy được phân cấp phân quyền mạnh hơn nhưng chịu sự quản trị chung của ĐH và quyền tuyển sinh, cấp bằng tốt nghiệp chỉ thuộc ĐH mà nó trực thuộc. Là một chỉnh thể thống nhất, khác với kiểu trường độc lập trong ĐH quốc gia hay ĐH vùng, khả năng liên kết và hợp tác liên ngành mới hiệu quả, mạnh mẽ, giải quyết được những vấn đề mà các trường ĐH đơn ngành không đảm đương được."Mô hình ĐH đa ngành là môi trường để giảng viên phát huy tối đa năng lực nghiên cứu, có cơ hội hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, nghiên cứu liên ngành, hợp tác trong nước và quốc tế tốt hơn. Người học có cơ hội học tập tốt hơn với cơ chế mềm dẻo, linh hoạt, như được học song bằng, chuyển đổi ngành đào tạo trong quá trình học, trao đổi sinh viên, công nhận tín chỉ trên bình diện rộng hơn", bà Kim Phụng phân tích.■Thêm hai trường trực thuộc nâng chuẩn kỹ sưTrong thời gian tới, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thành lập thêm hai trường trực thuộc, nâng số trường trực thuộc lên năm trường, với quy mô toàn đại học là trên 40.000 sinh viên. Các trường trực thuộc đều đào tạo cả hệ cử nhân và kỹ sư. Trong đó, hệ kỹ sư sẽ có chuẩn mới đào tạo thời gian 5,5 năm trong đó bao gồm nửa năm cho kỳ thực hành tại doanh nghiệp. Song song với quá trình cấu trúc lại trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, ĐH Bách khoa Hà Nội phải đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong quản trị.(Ông Nguyễn Phong Điền, phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội)Không phải đích đến cho tất cảTrước Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018, các ĐH đều được hình thành bằng quyết định hành chính. Còn theo luật mới, các ĐH tự chủ lựa chọn con đường phát triển theo những tiêu chuẩn - định hướng đã được quy định và sẽ có hai cách - hai loại điều kiện - để hình thành ĐH.Một là chuyển trường ĐH thành ĐH như ĐH Bách khoa Hà Nội, khi đạt các tiêu chí: được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; có ít nhất ba trường thuộc ĐH được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp với trường ĐH công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.Cách thứ hai là các trường ĐH đang hoạt động tự nguyện liên kết thành ĐH, với nhiều quy định chi tiết được nêu rõ trong luật.Tuy nhiên, không phải tất cả các trường ĐH đều nhất thiết phải chuyển thành ĐH mà sẽ tùy vào nhu cầu và tính toán của từng trường. Những trường ĐH đơn ngành đã có uy tín, truyền thống lâu đời có thể sẽ muốn giữ nguyên hình thức đào tạo đấy. Việc trở thành ĐH mà không xuất phát từ quá trình phát triển thực chất sẽ kéo lùi chất lượng.(Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT) Tags: Công nghệ thông tinBách Khoa Hà NộiThực hành thí nghiệmGiáo dục đại họcCông nghệ sinh họcChất lượng giáo dụcLuật giáo dục đại họcThiết kế sáng tạoĐH Quốc giaVụ Giáo dụcTrí tuệ nhân tạoKiểm định chất lượng
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Trí thức góp ý chính sách phát triển TP.HCM trong kỷ nguyên mới TRẦN HUỲNH 22/12/2024 Ngày 22-12, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024.
Thủ tướng dự khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, Kho Vàng, Nậm Tông NGUYỄN KHÁNH 22/12/2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự lễ khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).
Văn Toàn chia tay ASEAN Cup 2024 HOÀNG TÙNG 22/12/2024 Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn phải nói lời chia tay hành trình ASEAN Cup 2024 cùng đội tuyển Việt Nam, vì chấn thương dây chằng đầu gối.
Xung đột Ukraine - Nga đang 'ngoài nóng, trong nguội'? LỤC MINH TUẤN 22/12/2024 Bản chất các hoạt động tấn công đáp trả lẫn nhau do cả hai Nga và Ukraine thực hiện gần đây có vẻ nóng nhưng nhìn kỹ thì lại nguội dần.