18/06/2013 00:30 GMT+7

Từ "sợ" đến "đắn đo"

 NGUYỄN THANH QUANG
 NGUYỄN THANH QUANG

TT - Đọc bài “Những người đưa tin bằng trái tim” trên Tuổi Trẻ ngày 15-6, cũng là người từng tham gia “làm báo cùng Tuổi Trẻ”, tôi rất đồng cảm với các bạn đọc làm báo trong hành trình nói lên sự thật.

Thể lệ giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ”Bạn đọc tăng sức nóng cho Tuổi Trẻ

Qua bài báo này, tôi còn thấy có một hành trình thú vị khác. Đó là hành trình từ “sợ” đến “đắn đo” của những người đã tham gia tố cáo tiêu cực, phản ảnh những chuyện bất bình, chưa đúng trong xã hội.

Cách đây đúng một năm, tôi có viết bài “Nỗi sợ đơn độc khi tố cáo tiêu cực” (đăng trên Tuổi Trẻ ngày 15-6-2012) để chia sẻ về nỗi sợ khi tố cáo tiêu cực qua hoàn cảnh của em học sinh dũng cảm quay clip tố cáo tiêu cực tại hội đồng thi trong vụ Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang. Qua bài báo này, tôi đã nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của nhiều bạn đọc. Cho đến hôm nay, qua câu chuyện trong hành trình đi tìm sự thật của ba bạn đọc tiêu biểu trong bài báo trên đã không còn thấy “nỗi sợ” mà chỉ còn đó sự “đắn đo” mà thôi.

“Sợ” thường dẫn đến việc không dám làm, ngay cả đó là làm theo lẽ phải. Còn “đắn đo” là sự cân nhắc liệu có nên làm hay không. Như vậy, với những bạn đọc tham gia cùng làm báo, hành trình đi từ “sợ” đến “đắn đo” quả là một hành trình tích cực!

Ngày đó, sau khi các cơ quan chức năng cuối cùng cũng xử lý thấu tình đạt lý chuyện chiếc xe khách chạy ngược chiều trên đường cao tốc mà tôi đã quay clip và gửi đến Tuổi Trẻ (đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 10-5-2011), tôi đã vượt qua nỗi sợ để cảm thấy tự tin hơn khi lên tiếng với những chuyện chưa đúng. Cũng như em Liên bây giờ, khi được công luận ủng hộ và cơ quan chức năng xử lý đến nơi đến chốn chuyện sách giáo khoa in hình cờ Trung Quốc, em đã “tự tin và không còn rụt rè khi nói lên điều mình cho là đúng”.

Để có được một hành trình tích cực từ “sợ” đến chỉ còn “đắn đo” thì báo chí nói chung và báo Tuổi Trẻ nói riêng - với chức năng phản ánh - đã đóng vai trò khá lớn, và lớn hơn nữa, có vai trò quyết định chính là sự giải quyết nhanh gọn, thấu tình đạt lý của các cơ quan chức năng liên quan.

Nhưng từ “sợ” đến “đắn đo” dẫu có là một chuyển biến tích cực vẫn chưa đến cái đích cuối cùng mà chúng ta mong muốn, đó là làm sao để mọi người dân có thể mạnh dạn tố cáo tiêu cực, mạnh dạn phản ảnh các chuyện bất bình, chưa đúng trong xã hội, không còn cảm thấy “sợ” hay “đắn đo” nữa. Điều này cần sự nỗ lực không chỉ của người tham gia tố cáo, phản ảnh mà của cả báo chí và cơ quan chức năng có liên quan. Tôi mong ước một năm sau, khi Tuổi Trẻ viết về những người dám đứng ra tố cáo tiêu cực hay phản ảnh các chuyện chưa đúng thì sẽ không còn thấy sự “đắn đo” ở họ nữa, thay vào đó là sự mạnh dạn, tự tin khi nói lên điều họ cho là đúng.

 NGUYỄN THANH QUANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi \u0111\u01b0a tin b\u1eb1ng tr\u00e1i tim\u201d tr\u00ean Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 15-6, c\u0169ng l\u00e0 ng\u01b0\u1eddi t\u1eebng tham gia \u201cl\u00e0m b\u00e1o c\u00f9ng Tu\u1ed5i Tr\u1ebb\u201d, t\u00f4i r\u1ea5t \u0111\u1ed3ng c\u1ea3m v\u1edbi c\u00e1c b\u1ea1n \u0111\u1ecdc l\u00e0m b\u00e1o trong h\u00e0nh tr\u00ecnh n\u00f3i l\u00ean s\u1ef1 th\u1eadt." />