Đại diện báo Tuổi Trẻ tặng hoa khách mời cuộc giao lưu trực tuyến - Ảnh: Nam Trần
Đã có trên 1,5% dân số VN đi hiến máu tình nguyện. So với 20 năm trước, khi phần lớn máu cho điều trị là từ người bán máu chuyên nghiệp, hiện nay trên 90% máu sử dụng ở bệnh viện là máu được hiến tặng.
Tuy nhiên, những ngày cuối năm và cận tết, dịp sinh viên học sinh nghỉ hè thì điệp khúc thiếu máu lại xuất hiện, đặc biệt là máu nhóm O, các nhóm máu hiếm. Từng có người hiến máu tình nguyện phải đi hàng trăm cây số trong đêm kịp hiến máu cứu người bệnh. Nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân phải tặng máu để chữa trị kịp thời cho người thân.
Để đảm bảo an toàn truyền máu trong thu gom và sử dụng máu cho điều trị, sàng lọc những bệnh lý lây qua đường máu, các trung tâm truyền máu, cơ sở vận động hiến máu đã sử dụng nhiều loại test sàng lọc để đảm bảo loại được các túi máu có nguy cơ truyền bệnh. Đây là một quy trình phức tạp, đắt đỏ và đang ngày càng được quan tâm đầu tư để bảo đảm an toàn truyền máu.
Để bạn đọc hiểu thêm về quy trình này, đồng thời hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu tình nguyện, nhu cầu máu cho điều trị hiện nay, những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến truyền máu và bảo đảm an toàn truyền máu như thế nào, báo Tuổi Trẻ và Bộ Y tế phối hợp tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Bảo đảm an toàn truyền máu bằng cách nào", từ 15h ngày 17-12.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc quan tâm đến an toàn truyền máu, các bệnh lý cần truyền máu, cách phòng ngừa và chữa trị, có thể gửi câu hỏi cho khách mời:
- Bác sĩ Vi Thị Quỳnh Hoa, giám đốc Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức;
- Bác sĩ Ngô Mạnh Quân, trưởng Khoa Vận động và tổ chức hiến máu, Viện Huyết học và truyền máu T.Ư.
Bác sĩ Vi Thị Quỳnh Hoa (phải) trả lời trực tuyến các câu hỏi đọc giả - Ảnh: Nam Trần
Bác sĩ Ngô Mạnh Quân (trái) trả lời các câu hỏi độc giả gửi về - Ảnh: Nam Trần
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận