Ông Đặng Quốc Anh hướng dẫn hai con là Đặng Nhật Anh (bìa phải) và Đặng Thái Anh học tại nhà - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Nhằm góp thêm một góc nhìn, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này của nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương.
"Bài viết giới thiệu về trường hợp hai anh em Đặng Thái Anh và Đặng Nhật Anh (TP.HCM) nghỉ hẳn ở trường phổ thông để tự học ở nhà thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều bạn đọc. Là nhà giáo, tôi đánh giá mô hình này hay vì mấy lý do dưới đây:
Một là, con trẻ được học tập trong tâm trạng thoải mái; quan trọng hơn, các em được phát triển nhân cách phù hợp với thể chất, hoàn cảnh gia đình, tâm hồn…. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhấn mạnh: "Nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh…”. Tự học, phụ huynh đã chung tay giúp nhà trường hoàn thành sứ mệnh của mình.
Hai là, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của gia đình, người học, nhà trường, xã hội. Chẳng hạn, giảm dạy thêm - học thêm, giảm tắc đường, giảm áp lực về cơ sở vật chất cho nhà trường….
Ba là, người học có thời gian để trải nghiệm, thực hành kiến thức theo cách của riêng mình, tiến độ của riêng mình.
Bốn là, nhà trường không còn độc quyền trong trong dạy, phương pháp, thiết kế chương trình, thời gian lên lớp….
Tuy vậy, hạn chế nhất của tự học ở nhà là quan hệ giao tiếp. Tại sao?
Bình luận xung quanh câu chuyện “Nghỉ học phổ thông, tự học ở nhà“ có nhiều góc nhìn khác nhau, đó cũng là lẽ thường. Với tư cách là nhà giáo, tôi khuyên phụ huynh cần hết sức thận trọng. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, chia sẻ để được gia đình, bạn bè, các nhà giáo góp ý rồi hãy quyết định. Tuyệt nhiên không để cảm xúc chi phối. Bởi, quyết định sai thì hậu quả khôn lường!" |
Trích ý kiến Nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương |
Phẩm chất và năng lực còn được phát triển ở môi trường mà người học tương tác với nhau trong không gian, thời gian đồng nhất, phù hợp với sự lớn lên của trẻ cả về thể chất, tâm hồn và tư duy.
Với việc giải quyết mối quan hệ bạn bè (dù hiện nay mối quan hệ này khá phức tạp) sẽ giúp trẻ sống yêu thương, trung thực, kỷ luật, bản lĩnh và biết phụng sự cho xã hội.
Ở nhà, trẻ cũng được phụ huynh bảo ban nhưng chưa đủ bởi phụ huynh là phụ huynh và con em là con em. Huyết thống, kinh nghiệm, ước mong… có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng lắm điều khác biệt. Sẽ hoàn thiện nhân cách khi và chỉ khi có bạn bè cùng trang lứa - trong học đường.
Không nhiều phụ huynh có điều kiện dạy con em tự học hẳn ở nhà. Trình độ, hiểu biết về chương trình nhà trường, phương pháp, thời gian… Rồi tài chính để trang bị phương tiện, mua sắm sách, dụng cụ học tập. Thiếu những trang thiết bị đó trẻ không thể tự học hiệu quả. Vì thế, tự học ở nhà hay nhưng rất khó nhân rộng.
Đối với những gia đình có điều kiện hướng dẫn con em mình tự học ở nhà, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm tra đánh giá, cung cấp chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, hướng dẫn phụ huynh kỹ năng cần thiết. Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT cần có hướng dẫn cho các nhà trường về hình thức, điều kiện, cách thức kiểm tra người tự học ở nhà.
Trong nhiều năm trước đây, hệ bổ túc văn hóa có dành cho người tự học, chỉ đến lúc kiểm tra họ đến trường xin được kiểm tra, kết quả kiểm tra đạt yêu cầu là đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Chỉ tiếc là cả người học và người được giao quyền kiểm tra đã lợi dụng …. Tính nhân văn và tiến bộ của mô hình học tập đó đã nhanh chóng bị… biến dạng!
Bình luận xung quanh câu chuyện " có nhiều góc nhìn khác nhau, đó cũng là lẽ thường. Với tư cách là nhà giáo, tôi khuyên phụ huynh cần hết sức thận trọng. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, chia sẻ để được gia đình, bạn bè, các nhà giáo góp ý rồi hãy quyết định. Tuyệt nhiên không để cảm xúc chi phối. Bởi, quyết định sai thì hậu quả khôn lường!"
* Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có ý kiến gì về vấn đề này? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài hoặc tham gia thăm dò bên dưới.
[poll width="400px" height="210px"]264[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận