Phóng to |
Ảnh: www.wpl.ca |
Trong một lần đi phỏng vấn vị trí chuyên viên khách hàng, em được khuyên nộp đơn vào vị trí giao dịch viên (thường chỉ yêu cầu bằng cao đẳng) vì đây là vị trí khởi đầu tương đối dễ dàng hơn. Nhờ chương trình tư vấn cho em cụ thể lộ trình sự nghiệp của một giao dịch viên lên giám đốc chi nhánh.
Trung bình mất thời gian bao lâu cho quá trình này? Ngoài ra em mong được tư vấn thêm về mối liên quan của các vị trí khác trong ngân hàng và khả năng phát triển của các vị trí. (hongminh101091@)
- Thật khó để cho bạn những thông tin cụ thể về con đường đi lên trong ngành ngân hàng hay bất cứ ngành nào. Vì theo căn bản, mỗi công ty đều có một cấu trúc tổ chức về vị trí hay chức danh khác nhau.
Với một hệ thống sử dụng nguồn nhân lực nhiều như ngành ngân hàng, việc phân chia cấu trúc càng phức tạp hơn nữa. Đó là lý do đầu tiên. Lý do tiếp theo, mô hình hoạt động của một ngân hàng hiện tại sẽ đi theo hướng này, nhưng sau một thời gian, nhiều sản phẩm mới được mở ra hơn, nhiều vấn đề nảy sinh hơn theo sự phát triển của xã hội cũng sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc hệ thống nhân lực của ngân hàng.
Như vậy, tổng hợp hai ý này, bạn có thể thấy không dễ có một lời khuyên chi tiết về lộ trình đi lên của sự nghiệp cho bất kỳ ai.
Chia sẻ như vậy, tôi có mục đích giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn cho chính mình trong quá trình tìm việc. Lời khuyên "nên bắt đầu từ vị trí giao dịch viên" hoàn toàn có thể là một lời tham khảo hữu ích. Nếu sau khi tìm hiểu, thấy việc ứng tuyển vào vị trí chuyên viên khách hàng là không khả thi, bạn có thể chọn con đường khác. Vì mục tiêu của bạn sẽ là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài.
Bắt đầu từ vị trí nhỏ nhất để nắm được mọi việc và từng bước dùng năng lực của mình khẳng định bản thân và nắm bắt cơ hội khi có là lời khuyên của tôi dành cho bạn lúc này. Chưa có kinh nghiệm và muốn vào làm tại ngân hàng thì mọi công việc khởi đầu tại môi trường này đều là một khởi đầu tốt. Có được điều này, coi như bạn đã đạt được một nửa mục tiêu của mình.
Sau đó, với năng lực, đam mê, sự chăm chỉ và cống hiến, cộng với một chút yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” (chẳng hạn một vị trí cần có người thay thế hay công ty sẽ mở rộng hoạt động, cần có người bổ sung vào các vị trí mới…) sẽ là những yếu tố tiếp theo để bạn hoàn tất một nửa mục tiêu còn lại.
Chúc bạn tự tin và kiên trì với mọi hoạch định của mình!
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: [email protected]. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận