27/10/2023 15:00 GMT+7

Từ Curitiba, cùng nghĩ về Đà Lạt

Kể từ khi áp dụng mô hình phát triển bền vững, Curitiba đã lột xác thành "nơi đáng sống nhất Brazil".

Một khu phố ở ở Curitiba, Brazil - Ảnh: SMCS

Một khu phố ở ở Curitiba, Brazil - Ảnh: SMCS

Curitiba là thành phố nằm ở phía nam Brazil. Trước đây Curitiba có nhiều nét tương đồng với thành phố Đà Lạt

Vào thập niên 1960, thành phố Curitiba nằm trên cao nguyên 932m này đối diện với rất nhiều thách thức phát triển, như vấn đề giao thông, ô nhiễm môi trường, lợi ích xã hội không đồng đều, khả năng quản lý đô thị yếu dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề bất cập khác phát sinh.

Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng mô hình phát triển bền vững, Curitiba đã lột xác thành "nơi đáng sống nhất Brazil" (tạp chí Mỹ Reader’s Digest). Năm 2010, Curitiba đã đạt giải thưởng "Thành phố bền vững toàn cầu", và hiện nay, đây là nơi có nền kinh tế công nghiệp dịch vụ lớn thứ 4 ở Brazil.

Những điều mà thành phố Curitiba làm được thì Đà Lạt cũng sẽ làm được dù, có vài điểm khác biệt về các yếu tố chính trị, văn hóa. Tuy nhiên, để Đà Lạt phát triển được ngành công nghiệp dịch vụ du lịch nói riêng như Curitiba, thiết nghĩ chúng ta không nên tìm kiếm một ý tưởng riêng lẻ nào đó (một cái cây) để "chấn hưng" tất cả những vấn đề bất cập của ngành du lịch hiện tại của Đà Lạt, vì điều này sẽ không đủ mạnh và có khả năng thiếu tính bền vững.

Chúng ta phải nhìn vào bức tranh mang tính toàn cảnh (một khu rừng) ở hiện tại, để đánh giá và định hướng, tìm tính liên kết để sự phát triển mang lại dấu ấn bền vững thật sự.

Mô hình phát triển bền vững là một phương pháp toàn diện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách có cân nhắc và vững bền. Nó tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu cho tất cả. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng để phát triển mô hình này.

Curitiba đã lột xác thành thành phố đáng sống sau khi áp dụng mô hình phát triển bền vững - Ảnh: SMCS

Curitiba đã lột xác thành thành phố đáng sống sau khi áp dụng mô hình phát triển bền vững - Ảnh: SMCS

Khía cạnh kinh tế

Phát triển bền vững từ khía cạnh kinh tế bao gồm nhóm 1 (phát triển hạ tầng và sự kiện) và nhóm 2 (đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và quản lý kinh doanh). Khía cạnh này liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức các sự kiện du lịch cho thành phố Đà Lạt, và đảm bảo rằng ngành du lịch đóng góp tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ví dụ, Đà Lạt luôn có lượng du khách có thể gọi là thuộc hàng khá so với nhiều trung tâm du lịch khác trong cả nước. Tuy nhiên, liệu Đà Lạt có đủ cơ sở vật chất cũng như ý tưởng để phát triển phân khúc khách du lịch cao cấp, những du khách có thể chi tiêu 1.000 USD mỗi ngày ở

Đà Lạt có thể phát triển những luxury homestay trong rừng bằng các kết cấu vật liệu phi bê tông hóa và đi kèm theo đó là những tiện ích đặc thù cho nhóm du khách cao cấp; tổ chức festival dù lượn hoặc phát triển những Dalat Home Vinter (Nhà sản xuất rượu vang) là ví dụ. Với những sự kiện như thế, Dalat hoàn toàn có thể liên kết phát triển cùng với các tổ chức quốc tế khác.

Để phục vụ cho các hoạt động cao cấp, nguồn nhân lực đi kèm cũng phải đào tạo theo chuẩn.

Khía cạnh môi trường

Thung lũng Tình yêu - một trong những thắng cảnh được yêu thích tại Đà Lạt. - Ảnh: D.K

Thung lũng Tình yêu - một trong những thắng cảnh được yêu thích tại Đà Lạt. - Ảnh: D.K

Bao gồm nhóm 3 (Bảo vệ môi trường và cộng đồng). Mô hình này đảm bảo rằng việc phát triển du lịch không gây hại cho môi trường tự nhiên, và thúc đẩy việc bảo vệ môi trường và sự bền vững.

Đà Lạt nên hướng đến việc trở thành thành phố không khói: khói xả thải, khói thuốc lá. Những quy định ngặt nghèo về việc hút thuốc lá nơi công cộng, sử dụng xe điện và áp quy định vào các phương tiện chạy bằng xăng, dầu trong tương lai... Điều tiên quyết nữa là phát triển nhóm du lịch xanh, như du lịch kết hợp trồng cây, thành phố không sử dụng sản phẩm từ nhựa...

Khía cạnh xã hội và văn hóa

Bao gồm khuyến khích du lịch cộng đồng (nhóm 4) và quảng cáo và tiếp thị (nhóm 5). Điều này đảm bảo sự hòa nhập của du khách với cộng đồng địa phương và văn hóa, và cũng thúc đẩy sự hài lòng và tham gia xã hội.

Điều này có nghĩa các cơ sở du lịch ở Đà Lạt nên quy về một mối, theo một tiêu chuẩn chung dựa trên cơ sở cùng thụ hưởng thành quả. Để hình thức du lịch cộng đồng phát triển, thìyếu tố công bằng trong các quy chuẩn tạo ra để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, minh bạch trong việc quản lý lượng du khách cũng như các chương trình giáo dục đào tạo chung.

Khía cạnh quản lý

Mô hình này yêu cầu quản lý hiệu quả và bền vững. Nó bao gồm việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm, cũng như quản lý tài nguyên và nguồn nhân lực một cách chuyên sâu.

Đi cụ thể hơn khía cạnh này, chúng ta hiểu tính quản lý bao phủ mọi hình thái du lịch. Ví dụ như chiến lược hướng Đà Lạt trở thành thành phố không sử dụng tiền mặt vào năm 2030 chẳng hạn, thì yêu cầu ở đây là tính quản lý kỹ thuật.

Còn việc thành lập lực lượng cảnh sát du lịch, môi trường hoặc các nhóm chuyên trách tương tự, hoặc các nguồn nhân lực cho các hoạt động du lịch nói chung, đây là là "sân" của việc quản lý hành chính.

Diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững

Nhằm tìm kiếm những ý tưởng, đề xuất thực tiễn có tác động đến cảnh quan, trật tự, cải thiện chất lượng du lịch và xây dựng lại tình cảm trong lòng du khách, UBND thành phố Đà Lạt sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của người dân, các cơ quan chức năng và các chuyên gia từ chuỗi hoạt động trong diễn đàn "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững".

Báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được các bài viết và ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

  • Thời gian: Từ tháng 10-2023 đến ngày 8-11-2023
  • Thông tin đăng tải trên nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online
  • Lễ trao giải kết hợp hội thảo để lãnh đạo thành phố lắng nghe, tiếp nhận…

HÌNH THỨC:

  • Bài viết tối đa 1.200 chữ, kèm hình ảnh, video là điểm cộng;
  • Bài thiết kế hình ảnh: từ 3 - 8 tấm, kèm chú thích;
  • Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu là người nước ngoài);
  • Các bài, clip hiến kế sẽ được lựa chọn để đăng trên báo Tuổi Trẻ, diễn đàn… Các tác phẩm được chấm nhuận bút. Qua đó, ban tổ chức sẽ xét duyệt chấm giải và trao thưởng;
  • Bài dự thi, hiến kế chưa từng tham gia cuộc thi nào được tổ chức trước đây, không tham gia bất kỳ cuộc thi nào đang diễn ra, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội;
  • Người tham gia chịu trách nhiệm về bản quyền cũng như yêu cầu của ban tổ chức.
  • Bài dự thi gửi về địa chỉ email: hienkedulichdalat@tuoitre.com.vn. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Ban tổ chức sẽ lập hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu để xét chấm các ý kiến góp ý, hiến kế chất lượng, có tính góp ý xây dựng cho du lịch Đà Lạt trong tương lai. Qua đó sẽ xét giải cho các bài chất lượng:

  • 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng + kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 1 giải nhì trị giá 7 triệu đồng + kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 1 giải ba trị giá 5 triệu đồng + kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 10 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải.
ĐỊNH VỊ VÀ LAN TỎA THƯƠNG HIỆU “ĐÀ LẠT – THIÊN ĐƯỜNG XANH” TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG - Ảnh 3.

Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững: Giảm ách tắc, thêm các loại hình vui chơi mới Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững: Giảm ách tắc, thêm các loại hình vui chơi mới

Độc giả Nguyễn Văn Đông cho rằng cần cấm xây dựng nhà cao hơn 3 tầng ở Đà Lạt, ưu tiên xây dựng khách sạn ở ven thành phố.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên