Thời gian qua, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức dùng camera ghi hình dẫn đến nhiều chủ ôtô bị từ chối đăng kiểm, với lý do chưa chấp hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Vấn đề đặt ra là việc từ chối đăng kiểm do chủ xe chưa chấp hành nộp phạt có phù hợp với pháp luật hay không? Có đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đăng kiểm hay không?
Có ý kiến cho rằng từ chối đăng kiểm đối với chủ xe chưa chấp hành nộp phạt là cần thiết để người vi phạm chấp hành quyết định xử phạt nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng cơ quan đăng kiểm không có chức năng bắt buộc chủ xe chấp hành quyết định xử phạt hành chính.
Việc phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera giám sát là cần thiết.
Muốn xử phạt và để người vi phạm nghiêm túc chấp hành quyết định xử phạt nguội, trước hết cần tăng cường công tác quản lý phương tiện và chủ phương tiện, đồng thời quyết định xử phạt phải được gửi ngay, trực tiếp đến chủ phương tiện để chấp hành trong thời hạn luật định.
Nếu chủ phương tiện không chấp hành, người ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế thi hành, không nên cho tồn tại rồi giao cho cơ quan đăng kiểm thực hiện cưỡng chế.
Nói tóm lại, việc xử phạt, cưỡng chế chấp hành quyết định xử phạt là trách nhiệm của người ban hành quyết định xử phạt (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông...) chứ không phải trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm.
Chờ Bộ Tư pháp kết luận Ông Nguyễn Hữu Trí, phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết như vậy về việc từ chối kiểm định xe chưa nộp phạt vi phạm hành chính theo đề nghị của cơ quan công an. Theo ông Trí, ngày 9-10, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đã làm việc với Cục Đăng kiểm, Cục Cảnh sát giao thông về vấn đề này. Ông Trí cho rằng ngành đăng kiểm thực hiện từ chối đăng kiểm xe chưa nộp phạt vi phạm từ năm 1995. Đến năm 2015, thông tư 70 ra đời vẫn tiếp tục quy định như trên. "Cái thiếu là công an một số địa phương chưa đưa dữ liệu xe vi phạm lên trang web để chủ xe tra cứu, nộp phạt trước khi đến kiểm định. Khi đưa xe đến trung tâm đăng kiểm, họ mới biết xe bị yêu cầu dừng kiểm định vì phạm lỗi chưa xử lý. Có nhiều trường hợp vi phạm nhiều lần, tích lũy trong thời gian dài nên số tiền nộp phạt lớn. Nếu biết sớm thì họ nộp phạt và rút kinh nghiệm để không vi phạm nhiều lần" - ông Trí nói thêm. T.PHÙNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận