Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton tại sự kiện tranh cử ở Seattle, bang Washington - Ảnh: Reuters |
Mới đây tờ báo này đăng tải bài viết nêu quan điểm cho rằng, trong lúc báo chí Mỹ dồn bút lực để "đánh" ông Trump tơi bời thì họ dường như đã cố ý "chôn vùi" mọi tội lỗi liên quan tới ứng cử viên đảng Dân chủ.
Theo Wall Street Journal (WSJ), nếu các cử tri bình thường mở xem ti-vi trong khoảng 5 phút trong tuần vừa rồi, họ sẽ chỉ biết rằng ông Donald Trump đã từng thốt ra những lời bình phẩm rất thô bỉ về phụ nữ từ một thập niên trước, và nay thì dư luận đang chỉ trích gay gắt vụ "đặt tay nhầm chỗ" với phụ nữ của tỉ phú này.
Trên thực tế, ngay cả những người xem ti-vi suốt ngày đêm cũng không dễ gì nghe được những thông tin bất lợi cho ứng cử viên Hillary Clinton. Nhưng thực tế đến thời điểm này, người ta đã thu thập đủ bằng chứng để cho thấy bà lẽ ra có thể bị truy tố.
Những căn cứ này bắt nguồn từ các email bị rò rỉ trên WikiLeaks, các tài liệu buộc phải cung cấp theo Đạo luật tự do thông tin và đánh giá của những "người trong cuộc" thuộc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI).
Tờ WSJ cho rằng truyền thông Mỹ gần như đồng loạt phớt lờ những sự kiện ầm ĩ liên quan tới bà Hillary Clinton và chỉ chăm chú dành trang nhất cho những bê bối của ông Trump.
Theo tờ WSJ, "bê bối email" của bà Clinton không hề nhỏ.
Khởi đầu là một email tháng 6-2015 do cựu luật sư Erika Rottenberg của hãng LinkedIn gửi tới các nhân viên của bà Clinton.
Trong đó bà Rottenberg nói rằng không ai trong số các luật sư thuộc nhóm bạn bè của bà "có thể hiểu vì sao việc sử dụng email cá nhân để xử lý các tài liệu mật lại có thể được xem là ổn/an toàn/phù hợp, và tại sao bà Hillary lại có thể được tự mình đánh giá và xóa bỏ các tài liệu đó".
Cũng theo luật sư này, đó là hành động vượt qua giới hạn luật pháp, có thể bị phạt hoặc sa thải vì điều đó. (Sau khi bài báo của WSJ đăng ngày 16-10, lập tức bà Rottenberg phản hồi, nói rằng quan điểm được nêu trong email đó không phải của bà mà của những người dự kiến tham gia một sự kiện tranh cử nêu ra).
Vài tháng sau đó, trong email gửi tháng 9-2015, một người bạn gái thân thiết với bà Clinton tỏ ý lo ngại rằng bà Hillary kiên quyết không chịu thừa nhận mình đã sai.
Người này là bà Neera Tanden, chủ tịch của tổ chức Center for American Progress. Bà Neera Tanden viết: "Mọi người muốn bà ấy xin lỗi. Và bà ấy nên làm vậy. Những lời xin lỗi giống như gót chân A-sin của bà ấy".
Khoảng 3 tuần trước khi một kỹ thuật viên xóa bỏ các email, nhóm nhân viên của bà Clinton đã thảo luận về cách làm thế nào để né một trát đòi hầu tòa của quốc hội với bà Clinton về vụ email cá nhân.
Sau đó, ban vận động tranh cử của bà Clinton đã thuê một nhóm chuyên trách để tìm cách làm thế nào tạo dư luận khiến người Mỹ nhìn nhận về bê bối email này như là một phần của cuộc điều tra về vụ việc ở Benghazi, Libya (mà thực ra là chúng không liên quan gì với nhau) và xem như đó là một âm mưu của đảng Cộng hòa.
Tuần này, một quan chức cao cấp của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có liên quan tới cuộc điều tra về vụ sử dụng email cá nhân của bà Clinton chia sẻ với đài Fox News rằng phần lớn các nhân viên điều tra và các công tố viên có trách nhiệm trong sự việc đều "cảm thấy bà ấy (bà Hillary Clinton) cần bị truy tố" và việc bỏ qua cho bà ấy trong việc này là "một quyết định từ trên đưa xuống".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận