Phóng to |
Phóng to |
Phóng to |
Phóng to |
Tôi là ca sĩ - cuộc thi tài giữa các ca sĩ đình đám nước này - mới lên sóng từ tháng 2-2013 nhưng đã lọt vào nhóm chương trình truyền hình thực tế ăn khách nhất từ trước đến nay.
Yếu tố đem lại thành công cho chương trình ngoài việc mỗi tập mời được 7 danh ca thi thố quyết liệt với các ca khúc theo chủ đề, còn là hình ảnh xúc động nghẹn ngào, khóc cười theo người nổi tiếng từ phía hàng ghế khán giả. Một cảnh khóc lên hình thành công sẽ được trả tới 700 NDT (tương đương 2,1 triệu đồng).
Theo trang ctdsb.net, nghề “khán giả” xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2000, với mức lương ban đầu khoảng 50 NDT/ngày (khoảng 150.000 đồng), bao gồm các công việc: vỗ tay, cầm bảng phát quang, hò hét… chủ yếu tạo bầu không khí náo nhiệt trong trường quay.
Gần đây mức giá tăng lên 100-300 nhân dân tệ/ngày, với những người có khả năng thể hiện cảm xúc sinh động lập tức được “trả nóng” tới 800 tệ/cảnh (tương đương 2,4 triệu đồng).
Các nhà sản xuất tìm kiếm “khán giả” từ nguồn là các công ty truyền thông tại hai thành phố lớn Thượng Hải, Bắc Kinh, nơi “nghề khán giả” phát triển công khai, phổ biến. Đối tượng “khán giả” quen thuộc là các diễn viên quần chúng của một số xưởng phim hoặc các nhóm học sinh, sinh viên, người cao tuổi…
Tuy nhiên không ai coi đây là một “nghề” lâu dài. Hàn Lâm, một trưởng nhóm, nói tuổi thọ trung bình của nghề chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
Bị nghi ngờ thuê “khán giả chuyên nghiệp” tham gia Tôi là ca sĩ, Lý Hạo, phát ngôn viên nhà đài, trả lời: “Quả thật rất hiếm có chương trình nào thật sự khiến khán giả xúc động đến rơi nước mắt, nhưng Tôi là ca sĩ chính là một chương trình như vậy". Ông cũng mời những phóng viên còn hoài nghi có thể đến hiện trường kiểm tra.
Tuy nhiên, đạo diễn một đài truyền hình khác lại tiết lộ về cơ bản, bất kỳ chương trình truyền hình thực tế nào mới lên hình, tùy mức độ ít hay nhiều, đều có sử dụng “khán giả chuyên nghiệp”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận