25/09/2024 06:36 GMT+7

Truyền cảm hứng bằng cách... bắn dây thun vào nhau, ứng xử doanh nghiệp kiểu gây hại

Trên mạng xã hội mấy ngày qua xôn xao về việc một nhóm huấn luyện đào tạo đội ngũ bằng cách bắn dây thun vào tay như là một hình thức truyền cảm hứng và động lực hoàn thành KPI.

Truyền cảm hứng bằng cách... bắn dây thun vào nhau, có nên không? - Ảnh 1.

Chương trình đào tạo đội ngũ dạy cách làm giàu gây xôn xao mạng xã hội vì truyền cảm hứng và động lực bằng cách bắn dây thun vào cổ tay nhau - Ảnh chụp màn hình

Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều hơn là đồng tình về màn bắn dây thun tạo động lực đạt KPI này. Phải chăng những gì đang diễn ra đã vi phạm bộ quy tắc ứng xử mang tính nguy hại và ảnh hưởng không tốt đến xã hội nói chung và môi trường ở các tổ chức kinh doanh nói riêng?

Đào tạo đội ngũ bằng cách bắn dây thun vào tay: Truyền cảm hứng hay 'tra tấn'?

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp được xây dựng như thế nào?

Ai đã và đang đi làm ở những công ty, tổ chức đều đã từng nghe đến bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào bản sắc văn hóa riêng của từng đơn vị, dựa trên giá trị chuẩn mực của mình mà đưa ra bộ quy tắc ứng xử riêng.

Ở những tập đoàn lớn, điều này rất được coi trọng. Tất cả nhân viên ở tất cả vị trí buộc phải qua huấn luyện trước khi làm việc cho công ty.

Thậm chí bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp được tái huấn luyện định kỳ, kèm theo đó là cam kết thực hiện bằng văn bản của nhân viên hằng năm.

Vậy tại sao doanh nghiệp, tổ chức chú trọng việc đào tạo bộ quy tắc này?

Mọi đơn vị muốn duy trì và xây dựng một môi trường làm việc công bằng, văn minh dựa trên những giá trị cốt lõi họ theo đuổi. Họ xây dựng và thông qua các hướng dẫn cũng như áp dụng thước đo chuẩn mực về nguyên tắc ứng xử trong bộ quy tắc áp dụng cho mọi nhân viên.

Đồng thời qua đó cũng đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững theo những giá trị cao đẹp mà xã hội đang hướng đến.

Truyền cảm hứng bằng cách... bắn dây thun vào nhau, có nên không? - Ảnh 2.

Cổ tay người chơi bị bắn dây thun đỏ ứng - Ảnh chụp màn hình

Quy tắc ứng xử cơ bản không chấp nhận làm tổn thương, công khai khuyến khích thóa mạ người khác

Dưới góc nhìn từ văn hóa ứng xử và tính tuân thủ pháp luật, hình thức tổ chức đào tạo đội nhóm của doanh nghiệp bằng cách bắn dây thun vào tay nhau đang viral trên mạng xã hội khó lòng đạt được quy tắc ứng xử cơ bản về giao tiếp trong tổ chức, với đồng nghiệp, cấp trên với cấp dưới.

Những vi phạm này có thể thấy rõ ở các điểm như:

* Không một hành vi gây đau đớn nào cho cơ thể người khác dẫn đến nguy cơ bị thương một cách cố ý lại được áp dụng trong môi trường đào tạo công khai và được chấp nhận. 

Ở đây việc một người được cho là quản lý cấp cao dùng sợi dây thun nhiều vòng cố ý kéo với lực mạnh lên cổ tay của nhân viên cấp dưới khiến cô ta đau đớn và cổ tay tấy đỏ chịu trận khiến người chứng kiến không khỏi xót xa và cảm nhận được sự đau đớn. Đó là hành vi bạo lực gây thương tích cho người khác một cách cố tình. Dù bất kỳ lý do gì thì điều này cũng không được chấp nhận.

* Không một lời thóa mạ làm nhục nào được khuyến khích công khai trực tiếp vào người khác và mang tinh thần cổ xúy một cách có chủ đích trên các phương tiện truyền thông, điều này gây tổn thương về mặt tinh thần cho người bị tổn thương và gia đình họ. 

Những lời mắng chửi hạ nhục về doanh số thành tích và phê phán sự không trung thực của đội ngũ một cách trực tiếp làm cho uy tín và tinh thần của người bị nghe ảnh hưởng về lâu dài vì những điều này được sử dụng cho mục đích truyền thông và huấn luyện trước sự chứng kiến công khai của nhiều người có mặt trực tiếp.

* Văn hóa bạo lực được hợp thức hóa dưới hình thức đào tạo gây hoang mang nhận thức trong dư luận. Cố tình áp dụng hình ảnh bạo lực trong đào tạo khiến người khác hiểu sai và tin rằng đây là một phương thức tạo động lực một cách hiệu quả rất phản giáo dục và không theo chuẩn mực chống bạo lực toàn xã hội đang theo đuổi.

* Nguy hiểm hơn việc tổ chức các hoạt động còn có nguy cơ về tính mạng người tham gia như việc một nhóm người nữ áo đỏ áp dụng trò hứng người rơi từ trên cao nhưng không thành công khiến nguy cơ chấn thương dẫn đến mất mạng rất cao. Ở đây là xem thường tính mạng của người khác khi tất cả những việc này được áp dụng trong đào tạo mà không thông qua một quy trình đánh giá rủi ro và an toàn cho người tham gia. 

* Có dấu hiệu thao túng tâm lý người tham gia và gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Việc những luận điệu làm giàu nhanh chóng, vốn ít lời nhiều. Vi phạm tính minh bạch thông tin và phương thức thực hiện. Vì không cho người tham gia biết được những nguy cơ nào có thể tổn hại đến họ về tinh thần lẫn thể chất.

* Tôn vinh giá trị ảo và tồn tại trên việc lôi kéo người tham gia, lôi kéo một đại bộ phận lao động sản xuất bỏ việc đi theo ảnh hưởng hiệu suất lao động chung toàn xã hội. Điều này đã trở nên nghiêm trọng hơn trong thời đại nhiễu loạn thông tin như hiện nay. 

Chưa bàn về chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp ra sao, nhưng cách các bạn ấy đang làm gây ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến hành vi ứng xử chung không những của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

Những người hợp tương tự vụ bắn dây thun xảy ra không phải lần đầu mà đang tồn tại nhiều trên mạng xã hội ltạo ra hệ luỵ không thể lường trước trong tương lai. 

Truyền cảm hứng bằng cách... bắn dây thun vào nhau, có nên không? - Ảnh 3.Để nhận diện đa cấp bất chính

Đánh vào tâm lý muốn chia sẻ gánh nặng với gia đình, mong tích lũy kinh nghiệm khi còn đang học là những lý do khiến sinh viên trở thành đối tượng hàng đầu được nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính chọn lựa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên