Cần Thơ: dân than bảo hiểm y tế gây phiền toái
Hà Nội: không đồng ý bán thêm biệt thự Ngày 9-7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài 26 tuyến đường phố năm 2014, trong đó có tên đường Võ Chí Công, đường Võ Văn Kiệt và đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, dài 12km, rộng 70-100m)... Thảo luận về nghị quyết điều chỉnh, bổ sung nghị quyết 18/2008 của HĐND TP Hà Nội về đề án quản lý quỹ nhà biệt thự trên địa bàn TP, đa số đại biểu không đồng tình với hai đề xuất của UBND TP: cho phép UBND TP xem xét bán biệt thự theo nghị định 34 của Chính phủ và bán biệt thự đan xen giữa trụ sở cơ quan và nhà dân. Ông Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban pháp chế HĐND TP, khẳng định các đề xuất cho bán đối với những biệt thự thuộc diện như UBND TP đề xuất là không phù hợp. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo xin HĐND TP cho rút khỏi dự thảo nghị quyết hai nội dung đề xuất nói trên.Xuân Long |
Ngoài những phản ảnh về nạn quy hoạch “treo”, đường sá xuống cấp, thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường... như những kỳ họp trước, lần này cử tri Cần Thơ còn phản ảnh về bảo hiểm y tế (BHYT). Cụ thể, cử tri thắc mắc theo Luật BHYT, trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình chứng minh nhân dân, vậy sao không quy định trên thẻ BHYT phải dán ảnh để thuận tiện cho dân trong việc sử dụng? Cử tri quận Ninh Kiều cho rằng việc cấp thuốc BHYT tại Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP chậm, khiến người dân chờ đợi quá lâu...
Cử tri các phường Lê Bình, Hưng Thạnh (Q.Cái Răng) than phiền đến nay vẫn chưa nhận được thẻ BHYT. Cử tri quận này cũng kiến nghị đối với trẻ em dưới 6 tuổi có thể sử dụng giấy khai sinh thay cho thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh và đề nghị chấn chỉnh việc cấp phát thuốc BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Q.Cái Răng vì thủ tục rườm rà, bệnh nhân chờ đợi lâu và còn thiếu nhiều loại thuốc trong danh mục. Cử tri huyện Phong Điền phản ảnh việc sai sót thông tin trong thẻ BHYT là do lỗi của cán bộ xã nhưng thủ tục điều chỉnh rất rườm rà, phiền phức.
Tại kỳ họp, UBND TP Cần Thơ cũng có tờ trình điều chỉnh khung giá một số dịch vụ khám chữa bệnh được ban hành từ năm 2012. Theo đó, đề xuất tăng mức thu của 43 dịch vụ kỹ thuật (trong đó có chạy thận nhân tạo, kỹ thuật bó bột, kỹ thuật chuyên khoa mắt...) và giảm mức thu của 40 dịch vụ kỹ thuật khác như cắt chỉ, tháo vòng, đặt vòng, nạo hút thai...
Cà Mau: xử lý nhiều cán bộ viên chức không đủ tiêu chuẩn
Tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh Cà Mau, đại biểu Nguyễn Sơn Ca đề nghị: “Chủ tịch UBND tỉnh cho biết các trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại không đủ tiêu chuẩn theo quyết định 13 (năm 2010) đến nay như thế nào? Đến nay bao nhiêu công chức, viên chức không đủ chuẩn đã được xử lý?”. Được sự ủy quyền của chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Hoàng Bé - giám đốc Sở Nội vụ Cà Mau - trả lời: “Theo thống kê, cuối năm 2010 trên địa bàn có 17 cơ quan đơn vị bổ nhiệm 132 trường hợp không đảm bảo theo tiêu chuẩn. Trước tình hình đó, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý. Kết quả đã thu hồi quyết định bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 35 trường hợp, hiện nay còn 2 trường hợp tiếp tục xử lý. Còn lại 95 trường hợp cho phép học tập bồi dưỡng để trả nợ”.
Trả lời chất vấn của đại biểu về việc giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động theo chỉ đạo của UBND tỉnh, ông Bé cho biết đến nay đã chấm dứt 114 hợp đồng lao động vượt chỉ tiêu biên chế. Trong đó, có 6 trường hợp là công chức và 108 trường hợp là viên chức.
Phóng to |
Ngư dân Kiên Giang cày nát đáy biển săn banh lông hơn ba tháng nay, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh này vẫn đang chờ xin ý kiến của Bộ NN&PTNT cấm hay không cấm khai thác - Ảnh: K.Nam |
Kiên Giang: xử lý việc cào banh lông phải chờ ý kiến Bộ NN&PTNT
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Kiên Giang, đại biểu Trần Tấn Thành nêu thực tế xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay của tỉnh giảm mạnh tới 23,66% so với cùng kỳ 2013, riêng mặt hàng chủ lực là gạo giảm tới 38,33%.
Theo đại biểu Thành, cử tri lo ngại tình hình căng thẳng trên biển Đông hơn hai tháng qua đã tác động tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu nên kiến nghị tỉnh và các bộ, ngành trung ương nên sớm có giải pháp giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Trả lời vấn đề này, ông Huỳnh Văn Gành - giám đốc Sở Công thương Kiên Giang - thừa nhận xuất khẩu sáu tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, nhưng chỉ có mặt hàng gạo giảm, còn thủy sản vẫn tăng do các doanh nghiệp của tỉnh xuất khẩu khá tốt sang Nhật và EU. Ông Gành cho biết Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương chủ động tìm kiếm thị trường mới, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, cử tri đặt câu hỏi việc ngư dân cào bắt con banh lông cày nát đáy biển xử lý thế nào.
Ông Mai Anh Nhịn - giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang - nhìn nhận hoạt động khai thác con banh lông mang lại hiệu quả kinh tế nhất định cho ngư dân, nhưng cũng bộc lộ tác động đáng kể tới môi trường biển do phải cày đáy biển lên mới bắt được con này. Để có câu trả lời dứt khoát cho hay không cho ngư dân tiếp tục cào banh lông, theo ông Nhịn phải chờ xin ý kiến Bộ NN&PTNT...
Bến Tre: dự án “treo”, sai phạm đất đai tràn lan Ngày 9-7, HĐND tỉnh Bến Tre khai mạc kỳ họp thứ 10. Những vấn đề như dự án “treo”, công trình chậm tiến độ, thi công kém chất lượng gây sạt lở nhà dân đã được đưa ra báo cáo. Cụ thể, cử tri xã Bình Thới (huyện Bình Đại), xã Phong Nẫm (huyện Giồng Trôm) đề nghị cho biết cụm công nghiệp Bình Thới, cụm công nghiệp Phong Nẫm có tiếp tục triển khai không. Nếu không tiếp tục triển khai thì thông báo cho người dân biết. Cử tri huyện Bình Đại bức xúc dự án đê sông Tiền, đê biển qua xã Bình Thới, tuyến đê biển quốc phòng, dự án đê bao xã Tam Hiệp được quy hoạch, phê duyệt từ nhiều năm nhưng đến nay không làm... Ngoài ra, cử tri còn đặt vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất công, đất bãi bồi ven sông, ven biển còn rất nhiều bất cập, chồng chéo. Trước đó, thường trực HĐND tỉnh Bến Tre đã thành lập đoàn giám sát và phát hiện hàng loạt sai phạm về quản lý đất công, đất bãi bồi. Đáng chú ý, nhiều diện tích đất công cấp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước nhưng các cơ quan này sử dụng sai mục đích như: Văn phòng Huyện ủy Chợ Lách sai phạm diện tích 68ha tại xã Long Thới do tự ý cho tổ chức, cá nhân thuê đất; Văn phòng Tỉnh ủy cho ông Võ Thành Phương thuê diện tích 102ha tại xã Thừa Đức (huyện Bình Đại); Công an huyện Ba Tri cho thuê 37ha đất công tại xã An Thủy... và trên địa bàn thành phố Bến Tre có 16 trường hợp sử dụng đất công không đúng mục đích với tổng diện tích 4ha. Giải trình về vấn đề này, UBND tỉnh Bến Tre cho biết đã thống kê được các trường hợp vi phạm và đã xử lý 1 tổ chức kinh tế, 3 tổ chức sự nghiệp, 16 cơ quan nhà nước và 8 tổ chức chính trị xã hội, với tổng diện tích sai phạm là 262ha. Hiện còn 596ha chưa được xử lý... Vĩnh Long: còn hơn 1.000 biên chế sự nghiệp chưa phân bổ Tại kỳ họp lần thứ 10 HĐND tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Hiếu Nghĩa, giám đốc Sở Nội vụ, cho biết chỉ tiêu biên chế sự nghiệp năm 2013 được HĐND tỉnh giao là 20.717 (trong đó có 109 biên chế sự nghiệp giáo dục thu hồi của năm 2013 chưa phân bổ). Thế nhưng, tới nay chỉ phân bổ được 20.615 biên chế, còn 1.119 biên chế chưa tuyển dụng được. Trong đó, số biên chế chưa tuyển dụng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục với 634 biên chế...Ngoài ra, biên chế sự nghiệp y tế năm 2013 còn lại 335 biên chế. Theo kế hoạch đến cuối năm 2014, ngành y tế sẽ tuyển dụng hết số biên chế này... NGỌC TÀI - THÚY HẰNG - HỮU KHÁ |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận