Danh hiệu này đã được long trọng trao lại cho mẹ và các em của anh, gần 38 năm sau ngày anh bị tình báo Mỹ theo dõi, sát hại và vứt thi thể trên đường băng sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngay khi vừa trở về nước (2-7-1972).
Phóng to |
Bà Lê Thị Anh - mẹ của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình - bên di ảnh con tại nhà riêng ở quận 7 (TP.HCM) - Ảnh: H.T.V. |
Liệt sĩ Nguyễn Thái Bình sinh năm 1948 trong một gia đình lao động nghèo đông anh em tại huyện Cần Giuộc. Anh từng theo học tại Trường Petrus Ký (THPT chuyên Lê Hồng Phong ngày nay), Cao đẳng Nông lâm súc trước khi được nhận học bổng du học tại Mỹ năm 1968. Anh được biết đến như là một trong những du học sinh Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào phản chiến ở Mỹ.
Trong suốt bốn năm du học Mỹ (1968-1972), Nguyễn Thái Bình đã có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí của Mỹ và lúc nào anh cũng giới thiệu một cách trang trọng “Tôi là người Việt Nam”. Anh cũng dẫn đầu nhóm sinh viên Việt Nam tại Mỹ chiếm lĩnh tòa lãnh sự của chính quyền Sài Gòn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York để phát đi những bản tuyên bố lên án đế quốc Mỹ và đòi trả tự do cho nhiều tù nhân trong các phong trào đấu tranh trong nước.
Tại lễ tốt nghiệp của mình ở Đại học Washington, Nguyễn Thái Bình đã tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ với dân tộc Việt Nam bằng bản tuyên bố “Nợ máu”. Vì thế, anh bị trục xuất về Sài Gòn với âm mưu ám sát đã được vạch sẵn núp bóng bởi vụ án cướp máy bay mà anh bị kết án là “không tặc” và bị bắn chết.
Trước đó, anh đã kịp gửi lại hai bức thư, một cho nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, một cho Tổng thống Mỹ Nixon để tuyên bố rằng: “Nếu tôi bị giết, hàng triệu người Việt Nam sẽ thay tôi chiến đấu cho đến khi chúng tôi chấm dứt cuộc chiến tranh”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận