Giờ học môn địa lý của lớp 6/2 theo chương trình VNEN tại Trường THCS Tân Thông Hội - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Nhìn chung, mọi lo lắng từ phía phụ huynh, nhà trường liên quan khá nhiều đến cách đánh giá bằng hình thức thi cử hiện tại "chênh" với . Cùng với đó, do thiếu nhiều điều kiện khách quan, "" đang cũ dần.
Phụ huynh lo vì thi chung
Bà Nguyễn Thị Vũ (xã Tân Thông Hội) cho biết con bà đã học cả cấp I và II theo chương trình VNEN. Bây giờ con bà đã học lớp 9, nhưng sắp đến thi tuyển sinh vào lớp 10 là đề thi chung với mô hình dạy học truyền thống nên "Tôi lo con mình sẽ không qua được kỳ thi vào lớp 10" - bà Vũ nói.
Ông Võ Bản có con đang học lớp 7 chương trình VNEN tại Trường THCS Tân Thông Hội cũng lo xa: "Con tôi học khác con người ta, nhưng mai kia lại thi chung thì chưa biết làm sao...".
Tại huyện Củ Chi, năm học 2014-2015 có 19 trường thực hiện chương trình VNEN nhưng năm học này chỉ còn 7 trường - 6 tiểu học và 1 THCS. Trường tiểu học Tân Thông là trường đầu tiên thực hiện VNEN nhưng không còn xếp trong danh sách trường giảng dạy VNEN vì số lượng học sinh vượt quá 35 em/lớp.
"Con tôi đang học phương pháp mới, học nhóm, tự nghiên cứu, cùng trao đổi và tự học. Sang cấp II lẽ ra phải tiếp tục ở ngôi trường VNEN chứ. Thay đổi như vậy, con tôi sẽ gặp khó khăn trong tiếp thu, trong thích ứng phương pháp học" - ông V.T.Đ., một phụ huynh có con đang học lớp 5 Trường tiểu học Trung Lập Hạ, chia sẻ.
Sáng VNEN, chiều truyền thống
Tại Trường THCS Tân Thông Hội, tổng số học sinh là 1.378, riêng khối lớp 9 có 336 học sinh chia thành 8 lớp, sĩ số 42 học sinh/lớp, vượt quá một trong những điều kiện để tổ chức giảng dạy mô hình VNEN.
Ông Trần Trung Tiến, hiệu trưởng Trường THCS Tân Thông Hội, cho biết: "Khối lớp 9 của trường sẽ là khóa đầu tiên thi tuyển sinh vào lớp 10 theo đề thi chung của TP.HCM nên chúng tôi cũng lo.
Vì vậy đã chuẩn bị thật kỹ phương án để các em không bỡ ngỡ khi vào kỳ thi chung bằng cách sáng học theo VNEN, chiều theo mô hình truyền thống - tập trung học xử lý bài tập, luyện tập kiểu phương pháp cũ để thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà".
Ông Tiến cũng cho biết thêm ngay cả khối lớp 6 đến lớp 8, trường cũng đã dạy tăng tiết theo mô hình truyền thống để học sinh thích ứng.
Ông Nguyễn Thế Nhân, hiệu trưởng Trường tiểu học An Nhơn Đông, cũng cho biết: "Học sinh khối 1 trường tôi không học chương trình VNEN vì số học sinh càng ngày càng tăng, và khi học sinh ở đây chuyển cấp sẽ học tại Trường THCS An Nhơn Tây, trường này không dạy VNEN nên hiện tại chúng tôi chỉ áp dụng VNEN như một phương pháp giảng dạy.
Việc duy trì áp dụng mô hình này cũng phụ thuộc ý kiến phụ huynh trên tinh thần tự nguyện và chỉ đạo chung của phòng, sở chứ trường không tự quyết được".
Ông Kim Văn Minh, phó Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi, nhìn nhận: "Số lượng các trường dạy theo mô hình VNEN giảm bớt vì số lượng học sinh tăng, không tổ chức được. Thêm nữa hiện các trường dạy VNEN nhưng không thực hiện nguyên mẫu mà áp dụng như một phương pháp giảng dạy mới.
Riêng lo lắng về kỳ thi tuyển sinh lớp 10, tôi xin nhắc lại chỉ đạo của Sở GD-ĐT là vẫn đảm bảo đề thi hài hòa cả hai chương trình".
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhấn mạnh hiện nay thực hiện giảng dạy VNEN tại Củ Chi không còn rập khuôn, chỉ xem VNEN là phương pháp dạy học mới, còn chương trình vẫn là chương trình chung duy nhất.
Sở cũng đã triển khai cho phòng cho làm bài kiểm tra khảo sát ở Trường THCS Tân Thông Hội từ năm lớp 7, kết quả là phổ điểm bình thường chứ không thấp so với mặt bằng chung.
Năm nay dựa vào kết quả thi vào lớp 10 của học sinh mới có thể nhận xét, hiện tại mọi thứ vẫn ổn định. Còn việc tiếp tục duy trì hay không mô hình này thì chưa thể nói gì, kết thúc năm học này mới đánh giá chính thức.
Khánh Hòa: phụ huynh nhiều băn khoăn
Khánh Hòa là tỉnh tiên phong thực hiện dự án thí điểm VNEN nhưng hiện tại đã dừng mở rộng thí điểm ở tiểu học và "cuốn chiếu" chấm dứt VNEN các trường THCS.
Ông Phan Văn Dũng - nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa phụ trách chuyên môn khối THCS và là người "không nhiệt tình ủng hộ" mở rộng VNEN lên cấp học này khi còn tại chức - cho rằng: "Cách dạy và học theo mô hình thí điểm VNEN không phù hợp với nhiều môn học đối với học sinh THCS vì không đủ thời gian để giáo viên truyền đạt kiến thức quy định cho học sinh trong tiết học".
Một trong những "rắc rối" của VNEN ở cấp THCS tại Khánh Hòa là khi xét tuyển vào lớp 10 sẽ căn cứ kết quả xếp loại học tập và rèn luyện từng năm học của học sinh học bốn năm THCS.
Trong đó, việc xếp loại học tập của học sinh THCS học theo chương trình chính quy được tính theo điểm kiểm tra cụ thể, nhiều lần, nhiều môn. Thế nhưng, học sinh học thí điểm VNEN ở THCS có nhiều năm học lại không chấm điểm cụ thể để xếp loại.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh đã cho lấy điểm bài kiểm tra định kỳ của học sinh học VNEN làm kết quả điểm trung bình môn cả năm để xét.
Theo nhiều phụ huynh, việc này thiếu công bằng khi xét tuyển đối với hầu hết học sinh học chính quy, vì kết quả học lực phải tính theo điểm nhiều môn, nhiều lần kiểm tra...
Còn ở cấp tiểu học, theo Sở GD-ĐT Khánh Hòa, "thống kê chất lượng giáo dục hằng năm cho thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình của học sinh các trường thực hiện VNEN đều cao hơn so với các trường hiện hành".
Theo một số ý kiến, tỉ lệ này cũng khó chấp nhận vì số lượng học sinh học chương trình truyền thống nhiều hơn học sinh VNEN. Chưa kể cơ sở vật chất, giáo viên VNEN cũng tốt hơn nên "kết quả này chưa thuyết phục" so với mức độ đầu tư.
Thanh Hóa: hàng chục trường học dừng thực hiện mô hình VNEN
Lớp học theo chương trình VNEN tại Trường tiểu học thị trấn Quan Hóa - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Sau 6 năm triển khai, thực hiện mô hình VNEN, đến năm học 2018-2019 hàng chục trường học ở tỉnh Thanh Hóa đã dừng dạy học sinh theo mô hình này.
Năm học 2018-2019, các trường THCS đã dừng chương trình VNEN vì thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy học và do phụ huynh học sinh không đồng tình. Còn ở bậc tiểu học, đến năm học 2018-2019 chỉ còn hơn 70 trường thực hiện mô hình VNEN.
Đến nay, có 9/11 huyện, thị xã, TP xin dừng mô hình VNEN vì cơ sở vật chất trường học không đáp ứng yêu cầu. Các địa phương xin dừng thực hiện mô hình này vì không có phòng học chức năng, phòng tin học; sĩ số học sinh/lớp đông không đảm bảo cho việc tổ chức dạy học theo VNEN.
Theo các giáo viên đứng lớp dạy theo mô hình VNEN nhiều năm nay ở huyện vùng cao Quan Hóa, lý do phụ huynh đề nghị dừng thực hiện mô hình VNEN vì trong dạy và học theo mô hình này, giáo viên chỉ dạy phần nhận biết trong sách giáo khoa, còn phần vận dụng kiến thức thì phụ huynh phải trợ giúp con em mình.
Tuy nhiên ở miền núi, vùng sâu vùng xa, nhiều phụ huynh không biết chữ, trình độ dân trí thấp, đi làm ăn xa không thể hỗ trợ con em trong học tập, nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường. Do vậy, việc dừng mô hình VNEN là hợp lý.
Ông Hoàng Văn Giao, phó trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, cho biết ưu điểm của mô hình VNEN là giáo viên tiếp cận được với phương pháp dạy học mới, theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh mà chương trình phổ thông mới sắp triển khai.
Tuy nhiên, do cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai mô hình VNEN còn chưa đảm bảo, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều giáo viên còn lúng túng khi triển khai phương pháp dạy học sinh, dẫn đến chất lượng dạy học không ổn định.
Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT Thanh Hóa duy trì ổn định các trường đang triển khai, không mở rộng mô hình này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận