Trường Đại học Văn Lang sẽ bắt đầu tuyển sinh ngành piano và ngành thanh nhạc trong năm 2017. Chỉ tiêu dự kiến cho mỗi ngành là 50 sinh viên.
Để đăng ký tuyển sinh, thí sinh cần xét tổ hợp môn N00 gồm môn văn từ kết quả thi THPT quốc gia 2017 hoặc điểm học bạ 3 năm THPT, kết hợp thi tuyển 2 môn năng khiếu tại Trường ĐH Văn Lang (năng khiếu nghe, đọc và năng khiếu chuyên ngành).
Trong thời gian đào tạo bốn năm, chương trình piano và thanh nhạc đào tạo sinh viên các môn kiến thức cơ bản về âm nhạc (hòa âm, phân tích tác phẩm, ký xướng âm, lịch sử âm nhạc, phức điệu…), đồng thời chú trọng thực nghiệm thông qua trung tâm hỗ trợ và tổ chức biểu diễn của khoa và Viện nghiên cứu và đào tạo văn hóa - nghệ thuật.
Sau khi đào tạo kỹ năng cơ bản, sinh viên sẽ được định hướng theo sở trường các dòng nhạc: nhạc kịch, thính phòng, đương đại (đối với ngành thanh nhạc) hoặc hàn lâm, thính phòng, đương đại (đối với ngành piano).
Sinh viên Văn Lang có nhiều sân chơi để thể hiện và phát triển năng khiếu |
Để chuẩn bị khai giảng khóa đầu tiên, Trường ĐH Văn Lang đã xây dựng đội ngũ giảng viên khá hùng mạnh cho ngành piano và ngành thanh nhạc.
Sinh viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu từ nhiều “cây cao bóng cả” trong ngành, như: GS.NSND Trung Kiên, GS.TS.NGND Trần Thu Hà, GS.NSND Đặng Thái Sơn… và học chuyên ngành với các giảng viên: PGS.TS.NGƯT Trương Ngọc Thắng (nguyên Giám đốc Học viện âm nhạc Huế), PGS.TS.NSƯT Phạm Ngọc Doanh (nguyên Phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM), PGS.TS. Tạ Quang Đông (Giám đốc Nhạc viện TP.HCM), ThS.NSƯT Bùi Duy Tân (nguyên Trưởng khoa thanh nhạc - Nhạc viện TP.HCM) cùng nhiều giảng viên thỉnh giảng từ Nhạc viện TP.HCM.
Đào tạo hai ngành nghệ thuật đặc thù trong môi trường đại học đa ngành nghề là cơ hội và thách thức mới của trường Đại học Văn Lang. Phát huy thế mạnh là trường đại học định hướng ứng dụng, Văn Lang hỗ trợ sinh viên thực tập nghề nghiệp, biểu diễn thực tế ngày trong quá trình học tại trường, giúp sinh viên tăng kỹ năng biểu diễn.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trong các đoàn nghệ thuật, các nhà hát hoặc trở thành giảng viên, giáo viên âm nhạc trong các Nhạc viện, Học viện, trường ĐH-CĐ, trường phổ thông…; chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các trung tâm, các sở ban ngành và các thiết chế văn hóa - nghệ thuật của tỉnh thành; biên tập viên các chương trình âm nhạc…
Tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trường ĐH Văn Lang vui mừng chào đón GS. TS. Phùng Xuân Nhạ trong Lễ Khởi công xây dựng Cơ sở 3 của trường (Phường 5, Q. Gò Vấp, TP.HCM) |
Với 2 ngành đào tạo mới, Trường Đại học Văn Lang đã cân nhắc mở rộng quy mô đào tạo đại học, tuy nhiên vẫn duy trì định hướng đào tạo bậc đại học chính quy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận