Phóng to |
Khuôn viên trường ĐH Bách Khoa TPHCM |
Cho đến những năm 50, trong khuôn viên này đã hình thành những cơ sở đầu tiên để đào tạo các loại cán bộ kỹ thuật (hệ cán sự - 2 năm, hệ kỹ sư - 4 năm), các cơ sở này được hợp nhất thành , vào năm 1957 theo sắc lệnh số 213-GD ngày 29/6/1957, gồm 4 Trường:
Đến năm 1972, Trung tâm Quốc gia kỹ thuật được đổi tên thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật, là cơ sở duy nhất đào tạo kỹ sư và cán sự tại miền Nam lúc bấy giờ. Năm 1974 Học viện Quốc gia kỹ thuật được sát nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức và đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật. Sau ngày thống nhất đất nước, Trường được mang tên Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
Là một trong ba Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM có nhiệm vụ đào tạo các kỹ sư thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, công nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ yếu phục vụ vùng phía Nam của đất nước.
Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 1996 - 1997 Trường bắt đầu đào tạo hệ Cao đẳng cho hai ngành: Bảo dưỡng Công nghiệp theo chương trình hợp tác với IUT (Pháp), Tin học.
Trường có 10 Trung tâm nghiên cứu, 9 Xưởng thực tập, 41 Phòng thí nghiệm, 8 Phòng máy tính chuyên đề, 1 Trung tâm xử lý dữ liệu, 1 Trung tâm du học tự túc, 1 Trung tâm hỗ trợ sinh viên Bách Khoa trực thuộc Phòng Đào tạo, 1 Thư viện cho sinh viên Đại học và 1 Thư viện cho sinh viên tại Ký túc xá Kỹ thuật.
Đầu năm 1995, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM cùng với 8 Trường Đại học khác hợp nhất vào Đại học Quốc gia Tp.HCM và mang tên mới là Trường Đại học Kỹ thuật.
* Trường ĐH Bách Khoa TPHCM hiện có các khoa sau:
+ Khoa Công nghệ thông tin+ Khoa Công nghệ hóa học+ Khoa Cơ khí+ Khoa Điện- điện tử+ Khoa Kỹ thuật xây dựng+ Khoa Khoa học ứng dụng+ Khoa Quản lý công nghiệp+ Khoa Môi trường+ Khoa Địa chất dầu khí+ Khoa Kỹ thuật giao thông+ Khoa Công nghệ vật liệu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận