Hiện nay sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa, các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản. Các linh kiện, chi tiết quan trọng, có giá trị cao vẫn chủ yếu do các nhà cung ứng nước ngoài thực hiện. |
* 70% doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại VN
Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, ông Atsuke Kawada, đã khẳng định rằng giảm thuế từ ASEAN ảnh hưởng ngành công nghiệp ô tô VN tại lễ ký thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) VN do JETRO và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ngày 20-5.
Theo ông Atsuke Kawada, thực tế đầu tư từ Nhật bản sang VN đã giảm 60% giá trị năm 2014 (nhưng số dự án lại đạt mức kỷ lục: 517).
“Nguyên nhân của sự sụt giảm do đồng yên Nhật giảm giá và làn sóng đầu tư lớn từ doanh nghiệp Nhật đã chững lại” - Atsuke Kawada nói và khẳng định xu hướng đầu tư từ Nhật vào VN vẫn gia tăng, nhưng thẳng thắn vẫn “tồn tại nhiều vấn đề”.
Trong các "vấn đề" đó, ông Atsuke Kawada nêu có chuyện doanh nghiệp Nhật khó tìm nguyên vật liệu tại thị trường VN. Cụ thể, tỷ lệ mua sắm vật tư, linh kiện tại VN của các công ty sản xuất Nhật chỉ là 33,2%, trong khi Trung Quốc là 66,2%, Thái Lan 54,8%, Indonesia 43,1%...
Đặc biệt với ngành ô tô, ông Atsuke Kawada cảnh báo đã nghe được thông tin “việc giảm thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN trong 2018 có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngành công nghiệp ô tô VN”.
Cụ thể, theo ông này, hiện các doanh nghiệp ô tô Nhật đang phải đóng thuế để mua các linh kiện không có sẵn tại VN từ các nước. Tương lai, khi thuế nhập khẩu với ô tô về 0% thì việc nhập khẩu ô tô từ các nước giáng giềng như Thái Lan, Indonesia sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất một chiếc xe lắp ráp tại VN...
Ông Atsuke Kawada nhấn mạnh khó khăn trong mua linh kiện ở VN đang là vấn đề lớn mà các nhà sản xuất Nhật đang đối mặt và “việc này cần được giải quyết”...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận