Theo báo cáo, hai quốc gia có dân số đông nhất châu Á đang đối mặt với những tổn thất khổng lồ về con người lẫn kinh tế do bệnh tật.
Phóng to |
Người dân thành phố Trịnh Châu tranh nhau mua không khí trong lành hồi đầu tháng 4-2014 - Ảnh: Reuters |
Tại Trung Quốc, hiện ung thư là nguồn gốc của 1/5 trường hợp tử vong, đứng thứ hai sau bệnh tim mạch vốn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Khoảng 60% trường hợp ung thư tại Trung Quốc là do “các yếu tố môi trường thay đổi”, bao gồm việc hút thuốc, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Theo báo cáo, nhận thức về vấn đề trên của người dân Trung Quốc vẫn còn thấp và một phần lớn lại dựa không đúng cách vào các phương thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra hiện nay Trung Quốc chỉ chi 5,1% thu nhập quốc dân trong vấn đề chăm sóc sức khỏe người dân - chỉ bằng phân nửa ở các quốc gia châu Âu. Theo đó, Trung Quốc chỉ sử dụng 0,1% trong số tiền trên để chi trả cho những bệnh nhân ung thư. “Một phần tư trường hợp tử vong vì ung thư trên thế giới là tại Trung Quốc” - ông Paul Goss, giáo sư Trường Y của ĐH Harvard, chia sẻ.
Trong khi đó, tại Ấn Độ mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu trường hợp mới mắc bệnh ung thư. Báo cáo ước tính con số này sẽ chạm mốc 1,7 triệu người mỗi năm vào năm 2035. Những ca tử vong vì ung thư mỗi năm tại nước này hiện nay là 600.000-700.000 người và dự báo sẽ tăng đến 1,2 triệu người.
Nghiên cứu cho thấy số người mắc bệnh ung thư tại Ấn Độ chỉ bằng khoảng 1/4 so với Mỹ hay châu Âu, nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn nhiều. Chưa đến 30% số người mắc bệnh ung thư tại Ấn Độ sống sót đến năm năm sau khi được phát hiện bệnh. Đây là dấu hiệu cho thấy việc phát hiện bệnh ung thư trễ và thiếu sự điều trị. Khoảng 2/3 trường hợp tử vong vì ung thư xảy ra trong độ tuổi 30 - 69.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận