TTCT - Chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được giới thiệu là để kỷ niệm 60 năm quan hệ hai nước. Trong buổi tiếp ông Tập tại Điện Elysée hôm thứ hai 6-5, ngoài chủ nhà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, còn có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: Euro News60 năm quan hệ Pháp - Trung đó đã hình thành trên những gì? 60 năm sau, hai bên đang đối thoại với nhau những gì? Và tại sao bà chủ tịch EC lại có mặt?Truân chuyên cũng nhiềuĐể hiểu những câu hỏi đó, cần lược sơ lịch sử quan hệ Trung Quốc với Pháp và với EU. 60 năm quan hệ Pháp - Trung bắt đầu với việc Pháp công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 27-1-1964, tức tận 15 năm sau khi CHND Trung Hoa tuyên bố thành lập vào năm 1949. Sự hiểu biết lẫn nhau cũng không phải là nhanh, nhất là trong giai đoạn Trung Quốc chưa trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc, rồi sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Đến năm 2004, mối quan hệ này được nâng lên hàng "đối tác chiến lược toàn diện", dựa trên ba nhóm đối thoại. Đầu tiên là Đối thoại chiến lược, từ năm 2001, nhằm giải quyết tất cả các lĩnh vực của mối quan hệ song phương và tăng cường tham vấn về các vấn đề toàn cầu. Phiên họp gần nhất vừa diễn ra tại Versailles ngày 20-2 vừa rồi. Nhóm đối thoại thứ nhì là Đối thoại kinh tế và tài chính cấp cao, từ năm 2013, và thứ ba là Đối thoại cấp cao về trao đổi con người, từ 2014, theo France Diplomatie.Còn với EU, quan hệ ngoại giao được thiết lập từ tháng 5-1975 giữa Trung Quốc và Cộng đồng kinh tế châu Âu - tiền thân của EU sau này - sau chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên của cao ủy châu Âu về đối ngoại Christopher Soames. Cũng như với Pháp, quan hệ Trung Quốc - EU cũng có những lúc không suôn sẻ. Đến tháng 10-2003, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn công bố tài liệu chiến lược đầu tiên cho EU, đặt ra các điều kiện cho sự hợp tác giữa hai bên, trong đó có việc dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí mà châu Âu đặt ra vào tháng 6-1989 sau vụ Thiên An Môn.Ảnh: ReutersChuyện thế sựNếu như ông Macron, trong vai trò chủ nhà, còn có phần khách sáo, bà von der Leyen lại rất thẳng thừng. Trong tuyên bố sau cuộc gặp ba bên, bà chỉ "ngoại giao" có đúng câu đầu tiên: "Hôm nay là lần thứ ba tôi gặp Chủ tịch Tập chỉ sau hơn một năm và tôi nghĩ điều đó phản ánh tầm quan trọng mà cả hai chúng ta đều thấy với mối quan hệ EU - Trung Quốc". Sau đó, bà cho biết cùng với ông Macron, đã trao đổi quan điểm về tình hình địa chính trị với ông Tập, đặc biệt là về Ukraine và xung đột ở Trung Đông."Chúng tôi trông cậy vào Trung Quốc sẽ sử dụng mọi ảnh hưởng với Nga để chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga", bà von der Leyen nói. "Chúng tôi cũng đã thảo luận về cam kết của Trung Quốc không cung cấp bất kỳ thiết bị sát thương nào cho Nga. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa để hạn chế việc vận chuyển hàng hóa lưỡng dụng đến Nga vốn sẽ tìm đường ra chiến trường".Liệu bà chủ tịch EC có căn cứ gì hay chỉ võ đoán mà "quá lời"? Trước đó, nữ đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith hôm 23-4 đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Politico rằng Trung Quốc đang giúp Nga đạt được các mục tiêu chiến tranh ở Ukraine bằng cách bán vật tư và công nghệ như máy bay không người lái và nguyên liệu thuốc súng. Bà Smith nói: "Trung Quốc không thể tuyên bố hoàn toàn trung lập trong trường hợp này. Trên thực tế, họ đang chọn phe".Bà von der Leyen, vì vậy, đã tỏ ra thẳng thắn với ông Tập: "Chúng tôi đồng ý rằng châu Âu và Trung Quốc có chung lợi ích về hòa bình và an ninh", song do "các mối đe dọa bắt nguồn từ cuộc chiến với cả Ukraine và châu Âu, điều này thực sự ảnh hưởng đến quan hệ EU - Trung Quốc".Ảnh: GettyVà chuyện song phươngNgoài vấn đề chiến tranh ở Ukraine, cuộc chiến Gaza cũng được đề cập, và sau chuyện tình hình thế giới, là những khúc mắc song phương. Bà von der Leyen thuật lại: "Chúng tôi cũng thảo luận về mối quan hệ kinh tế và thương mại. Đây là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới. Tôi tin rằng nếu cạnh tranh công bằng, chúng ta ở châu Âu sẽ có nền kinh tế thịnh vượng, bền vững và sẽ hỗ trợ nhiều việc làm tốt hơn".Vấn đề công bằng mà bà nói tới tập trung vào ba chủ đề trong phần sau của cuộc gặp gỡ. Thứ nhất là sản phẩm Trung Quốc được trợ cấp, như xe điện hoặc thép, đang tràn ngập thị trường châu Âu. Điều này dẫn tới chủ đề thứ hai, để thương mại được công bằng, việc tiếp cận thị trường của nhau cần phải có tính tương hỗ. Và chủ đề thứ ba là cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, giải quyết sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung từ Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa những nguồn nguyên liệu thô quan trọng.Cuối cùng, bà tóm tắt: "Mối quan hệ EU - Trung Quốc là một mối quan hệ phức tạp. Chúng tôi tiếp cận vấn đề này một cách rõ ràng, mang tính xây dựng và có trách nhiệm. Bởi vì một Trung Quốc sòng phẳng, công bằng sẽ tốt cho tất cả chúng ta. Đồng thời, châu Âu sẽ không dao động trong việc đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết để bảo vệ nền kinh tế và an ninh của mình".Những luận đề này đã dẫn tới các bài bình luận vào sáng hôm sau với tựa đề rất thách thức, như trên báo Anh The Guardian 6-5: "EU nhắc lại thái độ sẵn sàng mở thương chiến với Trung Quốc liên quan hàng nhập khẩu giá rẻ". "Căng thẳng trên mặt trận kinh tế không có dấu hiệu hạ nhiệt, khi một số cuộc điều tra của châu Âu đang diễn ra liên quan tới khả năng Trung Quốc trợ giá để đánh bại các đối thủ châu Âu trong lĩnh vực xe hơi, thép, tuốc bin gió, tấm pin mặt trời và thiết bị y tế", bài báo viết.Cụ thể, tháng 9-2023, bà von der Leyen đã tuyên bố điều tra trợ cấp nhà nước với xe điện Trung Quốc sau khi tập đoàn BYD ra mắt một mẫu xe tại thị trường EU với giá dưới 30.000 euro. Cao ủy châu Âu về cạnh tranh Margrethe Vestager mới tháng trước thì tuyên bố EU sẽ sử dụng quy định trợ cấp nước ngoài để mở điều tra với tuốc bin điện gió của Trung Quốc.Từ lâu, EU đã lập luận rằng họ là thị trường tự do lớn nhất thế giới và Trung Quốc đang lợi dụng một cách thiếu thiện chí điều đó khi bán sản phẩm sang đây ồ ạt. Bắc Kinh thì lại cho rằng các nhà sản xuất EU được tiếp cận thị trường Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn, và thị trường các thiết bị xanh đủ lớn để thỏa mãn tất cả những hãng đủ sức cạnh tranh.■ Ngoại giao cognacĐáp lại những vụ điều tra xe điện và tuốc bin gió của châu Âu, Trung Quốc mới đây đã mở điều tra chống bán phá giá với rượu brandy châu Âu, mà thực ra chủ yếu có nghĩa là rượu cognac Pháp. Những tranh chấp thương mại này cũng là chủ đề trọng tâm trong cuộc gặp giữa ông Macron và ông Tập. Ông Macron sau cuộc gặp đã nói ông cảm ơn ông Tập vì đã "cởi mở về các biện pháp với rượu cognac Pháp".Theo chuẩn mực các chuyến thăm cấp nhà nước, hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi quà tặng. Ông Tập tặng tổng thống Pháp một con chim nhồi bông, những cuốn sách tiếng Pháp xuất bản ở Trung Quốc, và một bức tranh. Ông Macron đáp lại bằng mấy tập sách hiếm của Victor Hugo, cuốn từ điển Pháp - Hoa đầu tiên, một chiếc bình thủy tinh, và hai chai rượu cognac. Tags: Trung Quốc Tập Cận BìnhĐối tác chiến lược toàn diệnPhápEUCộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Việt Nam và Bulgaria trao đổi sâu các biện pháp nâng tầm quan hệ DUY LINH 25/11/2024 Tại cuộc hội đàm ngày 25-11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã trao đổi sâu rộng về các định hướng, biện pháp để tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.