Cụ thể như thành lập “thành phố Tam Sa”, đưa lực lượng bán quân sự xuống biển Đông và mới nhất là mời thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN.
Điều đó có ý nghĩa gì và liên quan gì với nhau trong bối cảnh hiện nay?
Phóng to |
Tại Hội nghị biển Đông diễn ra ở Washington (Mỹ), giáo sư Carl Thayer cho rằng hành động của Trung Quốc là mang ý đồ chính trị - Ảnh: Thanh Tuấn |
TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ: Nói một đằng, làm một nẻo
Phóng to |
TS Trần Công Trục - Ảnh: T.P. |
Phải nhìn nhận lại cách đi của Trung Quốc trong chiến lược xâm chiếm biển Đông mà họ đã bắt đầu từ khá lâu. Họ đã tiến hành một cách đồng bộ, trên mọi phương diện. Ví dụ ở phương diện quân sự, họ dùng lực lượng vũ trang để đánh chiếm các đảo của chúng ta vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995 và gần đây đưa tàu quân sự và bán vũ trang vào bãi cạn Scarborough.
Song song là mặt trận pháp lý, họ tính toán các bước như các tuyên bố của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và dần dần đưa các luật lệ, ví dụ ra tuyên bố về lãnh hải, đưa luật về đường cơ sở, luật về vùng đặc quyền kinh tế... nhằm hợp pháp hóa các hành vi của họ. Thứ ba, họ dùng tuyên truyền dư luận, đưa ra các bản đồ, từ bản đồ không chính thức như đường lưỡi bò do một công dân Đài Loan vẽ năm 1946 để dần sử dụng chính thức. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành rất nhiều hoạt động địa chất, khoa học để giành chủ quyền các đảo và quần đảo.
Bên cạnh đó, tại các hội nghị ngoại giao, họ luôn nói Trung Quốc thiện chí và kêu gọi các bên không có hành động gây phức tạp nhưng trên thực tế họ làm ngược lại.
* Trong bối cảnh đó, ông bình luận như thế nào về việc Trung Quốc mời thầu chín lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
- Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. Rõ ràng việc này đúng bài bản của họ. Trên vùng biển Đông, các đảo có vai trò quan trọng về chiến lược, vị trí... nhưng chính phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mới đem lại lợi ích và thu nhập cho các quốc gia. Bây giờ họ muốn lôi kéo các công ty nước ngoài nhảy vào đây khai thác. Trong khi chủ trương của họ là có tranh chấp mà chưa giải quyết được thì cùng nhau khai thác, tức là không được khai thác đơn phương hoặc khai thác với bên thứ ba nào. Việc gắn hành động này với việc chúng ta ra Luật biển chỉ là cớ, vì chúng ta xây dựng và cho ra đời Luật biển là thủ tục pháp lý bình thường với một quốc gia có biển như chúng ta. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã quy định các quốc gia có biển phải nội luật hóa luật biển.
* Vậy nội dung của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với UNCLOS?
- Tôi tham gia xây dựng Luật biển từ những ngày đầu và có thể khẳng định nội dung và quy định của Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước đó. Tất nhiên, tham gia UNCLOS là chúng ta chấp hành đầy đủ, nhưng công ước mang tính chất định hướng, nguyên tắc để các quốc gia thành viên áp dụng với tình hình của mình, và các quốc gia phải nội luật hóa cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước là điều bình thường và các quốc gia đều phải làm như vậy.
Bên cạnh việc phù hợp hoàn toàn với UNCLOS, Luật biển của chúng ta còn là sự tổng hợp của các văn bản mà chúng ta đã ban hành từ nhiều thập kỷ trước về đường cơ sở, nghị định cho các tàu thuyền qua lại, đánh bắt hải sản... Mục đích của Trung Quốc là biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp. Đây là bước đi nguy hiểm mà họ sẽ thực hiện cho đến cùng nếu chúng ta không có những tiếng nói mạnh mẽ.
* Theo kinh nghiệm và quan sát của ông, đã từng có tiền lệ một quốc gia đem dự án nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác ra để mời thầu chưa?
- Tôi chưa thấy bao giờ. Thậm chí cả với vùng chồng lấn mà chưa phân định thì tôi cũng chưa thấy ai thực hiện điều ngang ngược như vậy. Với các công ty dầu khí có uy tín, khi hoạt động trên biển, họ nghiên cứu rất kỹ luật quốc tế và luật các nước liên quan nên họ cũng hiểu vùng nào thuộc ai và hiểu tình trạng tranh chấp.
Phóng to |
Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh |
Trung Quốc tự xóa sạch cam kết “Chúng ta rất bất bình vì hai bên đã có nhiều thỏa thuận cấp cao và có được thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Nào ngờ thỏa thuận một đàng, Trung Quốc lại hành động một nẻo. Tự họ đã xóa sạch cam kết dù chúng ta rất thiện chí và không muốn điều đó xảy ra. Đó là nước láng giềng mà chúng ta quý trọng, có nhiều cam kết và không muốn xóa bỏ thành quả mà chúng ta đã làm được. Trung Quốc đã bày ra thủ thuật đánh lừa dư luận để trên thực tế tiến hành các hoạt động ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn, gây ảnh hưởng đến quan hệ song phương và làm phức tạp thêm tình hình biển Đông” - nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ Trần Công Trục. |
Xem hồ sơ Trung Quốc mở thầu phi pháp: I I I I I I I I | | I |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận