22/06/2019 11:43 GMT+7

Trung Quốc lướt sóng Caribê

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Câu chuyện về Antigua, một đảo quốc vỏn vẹn 280km2 - đã dành 8km2, tương đương 3% diện tích lãnh thổ cho các nhà máy, khu nghỉ mát của Trung Quốc - là một minh chứng nữa về hành động của các nước nhỏ trước đồng nhân dân tệ.

Trung Quốc lướt sóng Caribê - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay với Thủ tướng Antigua và Barbuda, ông Gaston Browne - Ảnh: REUTERS

là một trong hai đảo chính hợp thành quốc gia Antigua và Barbuda. Dự án Yida nằm trên Antigua được cam kết sẽ đem lại hàng trăm việc làm cho người dân địa phương, mở đường cho ngoại tệ chảy vào đất nước có GDP chưa tới 3 tỉ USD.

Chúng tôi đã dành 25 năm làm việc ở đó, cố gắng phục hồi môi trường sống cho nhiều loài động vật hoang dã sắp bên bờ vực tuyệt chủng. Giờ mọi thứ tiêu tùng hết, công sức coi như dã tràng xe cát.

ARICA HILL (giám đốc Tổ chức bảo vệ môi trường Antigua)

Quá nhiều ưu đãi cho Trung Quốc

Các dự án phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng bằng tiền của không còn là chuyện mới ở vùng , thậm chí là Mỹ Latin - khu vực từng được mệnh danh là "sân sau" của Mỹ.

Với dự án Yida - rộng hơn 2.000 mẫu Anh, các nhà đầu tư Trung Quốc đã được cấp giấy phép thành lập đặc khu kinh tế của riêng họ.

Tháng 6-2018, Antigua và Barbuda trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực phía đông Caribê tham gia sáng kiến "" của Trung Quốc.

Một năm đã trôi qua, giờ đây người ta có thể thấy rõ những tòa nhà mới đang mọc lên và cao dần lên trên những bờ biển bị san phẳng phía đông bắc Antigua, theo báo Guardian của Anh mô tả.

Mọi thứ trông có vẻ trơn tru với những cỗ máy hạng nặng cắm sâu xuống lòng biển, ngày đêm xả khói.

Hòn đảo gần như thuộc về người Trung Quốc sau khi được mua với giá 68 triệu USD từ Allen Stanford, người giờ đã được biết đến với danh xưng "tỉ phú lừa đảo" và đang thụ án tù 110 năm ở Mỹ.

Các thỏa thuận giữa chính quyền Antigua và Yida Zhang - tập đoàn phát triển bất động sản của Trung Quốc - bắt đầu từ năm 2014, ngay sau khi Thủ tướng Gaston Browne tuyên bố nhậm chức. Ông Browne khi đó tự tin sẽ biến đất nước 100.000 dân trở thành một đầu tàu kinh tế của khu vực.

Theo thỏa thuận được ký năm 2015, Trung Quốc được quyền thành lập một công ty thu hoạch hải sản trong khu vực và được giữ tới 90% lợi nhuận ròng.

Trung Quốc lướt sóng Caribê - Ảnh 3.

Các biệt thự đang được xây dựng tại bờ biển đông bắc đảo An tigua - Ảnh: AFP

Khu vực này cũng miễn tất cả các loại thuế cho cư dân, bao gồm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu. Bất cứ ai đầu tư hơn 400.000 USD sẽ đủ điều kiện nhập quốc tịch Antigua và Barbuda.

Điều đó đã khiến người dân địa phương thất vọng và kháo với nhau rằng đất nước của họ đã trở thành một "thuộc địa" của Trung Quốc.

Phơi mình trước các cơn bão

Các chuyên gia môi trường và những người phản đối dự án của Trung Quốc cảnh báo Antigua và Barbuda sẽ bị san phẳng trong các cơn bão nếu dự án được tiếp tục. Đảo phụ Barbuda đến giờ vẫn chưa hồi phục sau khi hứng trọn sức mạnh của siêu bão Irma năm 2017.

Người Trung Quốc dường như không quan tâm đến các khu rừng ngập mặn của Antigua - nơi thu hút nhiều du khách nước ngoài và được luật pháp bảo vệ từ năm 2005. Việc chặt bỏ rừng cây ngập mặn khiến đảo Antigua như phơi mình trước các cơn bão.

Người Trung Quốc xâm phạm rừng ngập mặn, xới tung các cù lao hoang sơ và đạp lên những bãi biển vốn là nơi đẻ trứng của loài rùa biển bị đe dọa nguy cấp.

Chính quyền của ông Browne đã phản ứng một cách giận dữ trước các ý kiến phản đối, tuyên bố dự án đang được xây dựng bằng các phương pháp bền vững dưới sự phối hợp với "các nhà khoa học tốt nhất thế giới".

‘Nền kinh tế cầu vồng

TTO - Nền kinh tế phục vụ cho cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) đang nở rộ tại Trung Quốc. Tổng giá trị của khu vực kinh tế này ước tính đạt 300 tỉ USD/năm, đứng thứ 3 toàn cầu, chỉ sau châu Âu và Mỹ.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên