Hai mẹ con tê giác trong tự nhiên - Ảnh: AFRICAGEOGRAPHIC
Việc cho phép này chỉ dành cho các bệnh viện và bác sĩ được cấp phép, và cũng chỉ khai thác sừng tê giác và xương hổ từ những con vật được nuôi nhốt, không kể nhóm tê giác và hổ trong vườn bách thú.
Trước động thái này, nhiều nhà hoạt động môi trường lên tiếng phản đối, cho rằng đây là một bước lùi lớn trong những nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã khỏi tình trạng tuyệt chủng. Thống kê hiện tại cho thấy số tê giác và hổ sống trong môi trường hoang dã trên thế giới hiện còn lần lượt chưa tới 30.000 và 3.900 con.
Theo họ, quyết định đảo ngược lệnh cấm liên quan tới sừng tê giác và xương hổ của Chính phủ Trung Quốc sẽ vô tình đẩy mạnh hoạt động mua bán sừng tê giác và xương hổ, những bộ phận vốn được ngợi ca trong y học cổ truyền Trung Quốc về tác dụng kỳ diệu chữa bách bệnh, trên thị trường chợ đen.
"Đây là một quyết định gây rất nhiều tổn thất", ông Leigh Henry, giám đốc phụ trách chính sách động vật hoang dã tại Quỹ động vật hoang dã (World Wildlife Fund - WWF) có trụ sở tại Washington, Mỹ nhận định.
Cũng theo WWF, tính tới năm 2010 Trung Quốc ước tính có khoảng 5.500 con hổ đang nuôi nhốt, chưa rõ số tê giác nuôi nhốt của nước này là bao nhiêu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận