Phóng to |
Cảnh trong phim Tân Hồng lâu mộng - Ảnh: sina.com |
* Khi đến Việt Nam, nhà biên kịch (chuyên viết về đề tài lịch sử) Vương Triều Trụ cho biết Trung Quốc có 7.000 tập phim truyền hình đang bị xếp xó. Phải chăng đang có một cuộc khủng hoảng chất lượng phim truyền hình tại nước ông?
- Về hiện trạng sự phát triển của điện ảnh Trung Quốc, theo Cục Quản lý phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc (SARFT) thống kê, năm 2010 Trung Quốc sản xuất hơn 400 bộ phim truyền hình (trên 14.600 tập phim). Số phim được khán giả đánh giá có chất lượng chỉ 20-30 bộ (được chiếu vào khung giờ vàng trên CCTV1 và CCTV8). Ðúng là có 6.000-7.000 tập phim hoặc xếp xó, hoặc ra thành phẩm lên sóng, quá dở phải ngừng chiếu.
Phóng to |
Đạo diễn Viên Thế Kỷ Ảnh: Nga Linh |
Trong số đó, phim truyền hình làm lại (hoặc từ các tác phẩm kinh điển trước đó hay mua bản quyền kịch bản nước ngoài) chiếm 50%.
Ví dụ gần đây nhất là việc hai năm qua, các nhà làm phim nước tôi dồn lực làm lại bộ tứ đại danh tác gồm Tân Hồng lâu mộng, Tân Tam quốc, Tân Tây du ký, Tân Thủy hử, coi đây là một điểm nhấn thay đổi khuôn mặt phim truyền hình Trung Quốc. Kết quả là tháng 3 năm nay, SARFT yêu cầu dừng mọi dự án làm lại hoặc dựa trên ý tưởng từ bốn cuốn sách này.
Trong bộ bốn phim, tôi thích nhất Tân Hồng lâu mộng. Ðó cũng là bộ phim gây xôn xao nhiều nhất. Phiên bản thực hiện năm 1987 (mà tôi biết đã chiếu nhiều lần ở Việt Nam) được coi là “tác phẩm kinh điển không thể vượt qua”.
Trong 23 năm, không có bất kỳ tác phẩm truyền hình hay điện ảnh nào được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần. Nhưng phiên bản mới của đạo diễn Lý Thiếu Hồng bị dư luận phản ứng từ những đợt tuyển diễn viên lùm xùm, thời trang tóc đồng xu của hàng loạt nữ diễn viên, trường đoạn Lâm Ðại Ngọc quyên sinh trong tư thế... bán khỏa thân tạo ác cảm cho khán giả. Bộ phim cũng không được các nhà Hồng học (từ chỉ người nghiên cứu về Hồng lâu mộng - PV) ủng hộ và ý kiến của họ đã được chuyển tới SARFT.
Tương tự, Tân Tây du ký tập trung quá nhiều đến... chuyện tình yêu của Tôn Ngộ Không đều bị phản đối kịch liệt. Vì lý do đó, bản phim 3D về Tôn Ngộ Không của Trương Kỷ Trung đang có dấu hiệu dừng lại... Sự xuyên tạc và nhiều điều kỳ quái đã bị khán giả nhận xét, việc làm lại bộ tứ đại danh tác là một hành động “vẽ rắn thêm chân”, thừa thãi, không cần thiết.
* Khâu đáng báo động nhất trong quá trình làm phim truyền hình là gì, thưa ông?
- Kịch bản! Trong năm năm gần đây, không chỉ việc tứ đại danh tác được phóng tác, làm lại, rất nhiều bộ phim nổi tiếng hoặc không nổi tiếng trong nước đều được mua bản quyền kịch bản từ nước khác (Hàn Quốc, Mỹ, Úc...).
Khan hiếm kịch bản đến nỗi tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của Kim Dung được “xào” lại 12 lần, Tây du ký có tới tám phiên bản mới, Hồng lâu mộng làm lại năm lần, rồi cả Tân Hoàn Châu cách cách...
Các phiên bản phim điện ảnh Khổng Tử, Họa bì, Ðại nghiệp kiến quốc, Phong thanh, Anh hùng, Sắc, giới... đều đang rục rịch được chuyển thể thành phim truyền hình. Bộ phim truyền hình Ðường Sơn đại địa chấn hay Chuyện tình dưới cây táo gai được bắt đầu làm khi hai bộ phim cùng tên của Phùng Tiểu Cương và Trương Nghệ Mưu còn chưa đóng máy.
Tôi có nhớ tờ nhật báo Quang Minh trích lời một số ý kiến nghệ sĩ cho rằng việc SARFT dừng việc làm lại bốn kiệt tác hoặc hạn chế việc mua kịch bản nước ngoài là “dùng nguyên tắc hành chính để can thiệp vào lĩnh vực văn hóa, không hẳn đã là một biện pháp hợp lý, cũng không hẳn gây tác động tốt đến sự phát triển nghệ thuật”.
Nhưng ở một khía cạnh khác, trên các diễn đàn phần đông khán giả đều tỏ ra chán nản vì họ đều thấy hoặc phim không hay bằng bản gốc, hoặc phim không có thông điệp gì, nội dung lỏng lẻo, hời hợt... nên họ cũng ủng hộ quyết định của SARFT.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
NGA LINH thực hiện
Ðạo diễn Viên Thế Kỷ có mặt tại Việt Nam để giảng dạy một số chuyên đề như “Tạo cảm quan lịch sử cho phim cổ trang” do Hội Ðiện ảnh Việt Nam tổ chức tại TP.HCM (ngày 17-5) và Hà Nội (ngày 18 và 19-5). Ông là đạo diễn được khán giả VN biết đến với phim Tình Châu Giang, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông.
Với bộ phim truyền hình dài 35 tập Tình Châu Giang, Viên Thế Kỷ đoạt nhiều giải thưởng như giải đạo diễn xuất sắc nhất trong Liên hoan phim Kim Ưng lần 12, một trong năm tác phẩm nghệ thuật xuất sắc nhất năm 1994 do Bộ Tuyên truyền trung ương Trung Quốc trao tặng...
Xuất thân là diễn viên kịch nói, vừa qua ông cũng được trao tặng bằng khen 40 năm cống hiến cho Hãng phim Châu Giang, Trung Quốc (nay đổi tên thành Công ty TNHH sản xuất điện ảnh Châu Giang). Hiện ở tuổi 56, Viên Thế Kỷ tập trung chủ yếu vào làm phim tài liệu.
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về [email protected]; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhi lý với phim truyền hình Việt NamPhim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùnPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?Phim Việt thiếu chuẩn!Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễnPhim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhậnÂm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượngNSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời""Cẩn thận không biến thành phim… Tây!"Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếuNhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng: Đừng biết 1 viết 10Phim Việt sa vào bệnh giải thíchPhim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêu |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận