TTCT - Cuối tháng 6, phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XIV Trung Quốc đã biểu quyết thông qua "Luật Quan hệ đối ngoại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Ảnh: Foreign Policy Chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7, đây là bộ luật đầu tiên của Trung Quốc tập trung vào các chính sách, nguyên tắc, vị trí và hệ thống chính trong hoạt động đối ngoại của nước này - cũng cột mốc quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến nước ngoài của siêu cường đang nổi ở châu Á.Nhìn thế giới dưới tư cách siêu cườngDư luận quốc tế không mất nhiều thời gian để kết luận bộ luật là một trong nhiều cách để Trung Quốc đối phó với các đợt trừng phạt và hoạt động phong tỏa của Mỹ. Mục tiêu này được chính báo chí và giới chức Trung Quốc đề cập không ngần ngại.Theo nguồn tin của tờ Wall Street Journal hồi đầu tháng, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có kế hoạch yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon và Microsoft phải xin giấy phép của chính quyền trước khi cung cấp cho khách hàng Trung Quốc. Đây là bước đi mới nhất trong kế hoạch rộng lớn hơn nhằm kiểm soát xuất khẩu với các lĩnh vực công nghệ cao - điểm nóng của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung.Bắc Kinh đã đặc biệt phản ứng gay gắt trước chiến lược hạn chế xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến từ Mỹ. Họ xem đây là cách để Washington kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Cho đến nay, ngoài việc tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện hàng loạt biện pháp trừng phạt, đưa hơn 1.300 công ty Trung Quốc vào danh sách đen với nhiều lý do khác nhau, từ "sai phạm" trong thực tiễn kinh doanh lẫn cáo buộc nhân quyền.Nhìn chung, hiện Trung Quốc ý thức rõ tầm ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế - quân sự của mình trên thế giới. Bắc Kinh cũng hiểu rằng ở vị thế mới, họ đang đối mặt với áp lực và thái độ hành xử mới từ Mỹ và đồng minh. "Hiện tại, những thay đổi trên thế giới, thời đại và lịch sử đang diễn ra theo những cách mà trước đây chưa từng có. Sức mạnh quốc gia toàn diện và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, và quan hệ của nước này với thế giới đã trải qua những thay đổi sâu sắc và chưa từng có", Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM viết trong một văn bản trả lời Tuổi Trẻ Cuối Tuần về Luật Quan hệ đối ngoại vừa ban hành.Theo Tân Hoa xã, hiện có hơn 150 bộ luật khác nhau ở Trung Quốc có các điều khoản liên quan tới quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, Luật Quan hệ đối ngoại là lần đầu tiên những vấn đề này được tổng hợp lại và bổ sung trong một bộ luật duy nhất. "Sự phát triển của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình quốc tế phức tạp hơn, và vai trò của việc xây dựng pháp luật trong phát triển quan hệ đối ngoại và bảo vệ lợi ích quốc gia đã trở nên nổi bật hơn", Tổng lãnh sự quán Trung Quốc nhấn mạnh trong trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần.Chiến lược tổng thể và tư tưởng Tập Cận BìnhTheo ông Keith Hand, chuyên gia về luật pháp Trung Quốc tại Trường luật Hastings (ĐH California, Mỹ), quá trình luật hóa vấn đề an ninh quốc gia, quân sự và đối ngoại của Trung Quốc đã bắt đầu từ giữa những năm 2000, và tăng tốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình."Mục đích của luật này là đánh bóng hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, là tín hiệu về quyết tâm của Trung Quốc sử dụng luật trong nước như công cụ để giải quyết các thách thức quốc tế, đồng thời cung cấp khuôn khổ pháp lý toàn diện liên kết các bộ luật và quy định cụ thể hơn mà Trung Quốc đã ban hành trong 6-7 năm vừa qua", ông nói với South China Morning Post.Một điểm nhấn đáng chú ý của luật mới là việc khẳng định tính trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là tư tưởng Tập Cận Bình. Nói như tài liệu của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, Luật Quan hệ đối ngoại là "thành tựu lớn trong thực hiện tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình dưới hình thức pháp lý", và "sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc trưng bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".Khi xây dựng công cụ pháp lý này, Trung Quốc nhấn mạnh sự khác biệt so với tình trạng quyền tư pháp theo kiểu "cánh tay nối dài". Đây là cụm từ Trung Quốc dùng để chỉ các hành động trừng phạt đơn phương, đặc biệt từ Mỹ. Bắc Kinh nhiều lần phản đối việc Washington dùng pháp luật Mỹ như "quyền tài phán nối dài" mỗi khi lý giải cho các biện pháp trừng phạt nước khác.■ Ngoại giao là sự thể hiện tập trung ý chí của đất nước, và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là ưu điểm lớn nhất và bảo đảm cơ bản cho công tác đối ngoại của Trung Quốc.Lãnh sự quán Trung Quốc trả lời Tuổi Trẻ Cuối Tuần Tags: Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTổng lãnh sự quán Trung QuốcTập Cận BìnhĐảng Cộng sản Trung QuốcLãnh sự quán Trung QuốcMỹ - TrungChính sách đối ngoạiChủ tịch Tập Cận BìnhLuật pháp Trung QuốcĐảng Cộng SảnLuật đối ngoại Trung Quốc
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Ông Kim Jong Un: Mỹ đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân MINH KHÔI 22/11/2024 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng như hiện nay.