Phóng to |
Tân Hoa xã cho biết tất cả chứng từ gốc như hóa đơn mua sắm, hợp đồng thương mại đến tất cả chứng từ liên quan đến các quỹ quyên góp từ các nguồn của địa phương từ nay phải được công khai trên Internet để người dân địa phương theo dõi. Chính quyền Thiệu Hưng còn trang bị 536 màn hình cảm ứng ở các địa phương này để những người không có máy tính có thể cập nhật thông tin về chi tiêu công của chính quyền.
“Hệ thống còn cung cấp thông tin những cá nhân biển thủ công quỹ và tiêu xài lãng phí tiền nhà nước buộc quan chức địa phương phải có trách nhiệm hơn” - Thạch Quang Ân, nhân viên hành chính thị trấn Lan Đình, cho biết.
Công khai chi tiêu công qua mạng cũng là một hình thức quản lý và chống tham nhũng, không chỉ ở các hạng mục mua sắm công quy mô nhỏ mà còn trong các dự án xây dựng. Tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, các dự án xây dựng sử dụng công quỹ có giá trị hơn 1 triệu nhân dân tệ (156.000 USD) đều phải mời thầu công khai nhằm ngăn chặn việc quan chức lợi dụng quyền lực để giành hợp đồng thầu về cho người nhà.
Bà Tào Bình, chủ tịch ủy ban điều tra kỷ luật thành phố Côn Sơn, cho biết hệ thống thương mại điện tử sẽ đọc và kiểm tra dữ liệu của các đơn vị hành chính địa phương. Nếu các đơn vị nhà nước có bất kỳ hành vi trái luật nào hay có phản ứng của người dân thì hệ thống lập tức gửi cảnh báo cho các thành viên trong ủy ban điều tra.
Chính quyền thành phố Thượng Hải cũng bắt đầu công khai những khoản thu từ cộng đồng, các khoản chi trong chiêu đãi và du lịch nước ngoài của công chức thành phố.
Dù vậy, không chắc hệ thống điện tử có thể xóa sạch tham nhũng, bởi “các quan tham hiện nay càng xảo quyệt hơn thế hệ trước” và “hầu hết những hành vi mờ ám của quan tham đều được thực hiện ngoài giờ làm việc nên máy móc đâu bắt được tận tay mà cảnh báo”- Tân Hoa xã dẫn lời bà Tào Bình nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận