31/05/2022 17:00 GMT+7

Trung Quốc công bố gói chính sách 33 biện pháp phục hồi kinh tế hậu COVID-19

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Ngày 31-5, Trung Quốc công bố gói 33 biện pháp bao gồm các chính sách tài khóa, tài chính, đầu tư và công nghiệp nhằm vực dậy một nền kinh tế bị đại dịch tàn phá.

Trung Quốc công bố gói chính sách 33 biện pháp phục hồi kinh tế hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Công nhân tháo dỡ hàng rào tại một khu dân cư ngày 31-5, khi thành phố Thượng Hải chuẩn bị kết thúc phong tỏa vì dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Giới quan sát nhận định gói kích thích kinh tế mới nhất cho thấy Trung Quốc đã chuyển hướng tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, sau hệ quả từ các biện pháp kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt.

Theo Hãng tin Reuters, để khôi phục đầu tư và tiêu dùng, Trung Quốc chú trọng phát triển các công ty cung cấp nền tảng công nghệ, được cho sẽ giúp ổn định nguồn việc làm.

Phía Trung Quốc cho biết các công ty trên cũng được khuyến khích tạo đột phá trong các lĩnh vực điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain.

Trung Quốc cũng sẽ mở rộng đầu tư tư nhân, tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và kích thích mua ôtô và thiết bị gia dụng để ổn định đầu tư.

Về chính sách tài chính và tiền tệ, Trung Quốc sẽ tăng cường hiệu quả tài chính thông qua thị trường vốn, bằng cách hỗ trợ các công ty trong nước niêm yết tại Hong Kong và nước ngoài.

Trung Quốc cũng cam kết sẽ giảm hơn nữa chi phí vay thực tế, tăng cường hỗ trợ tài chính cho cơ sở hạ tầng và các dự án lớn.

Để tăng cường nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương và hỗ trợ tiền mặt cho các công ty thuê sinh viên tốt nghiệp đại học.

Chính phủ sẽ cung cấp các khoản giảm thuế tín dụng cho nhiều lĩnh vực hơn, đồng thời cho phép doanh nghiệp trong các ngành bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 hoãn các khoản thanh toán an sinh xã hội.

Các biện pháp khác bao gồm các chính sách đảm bảo năng lượng và an ninh lương thực, ổn định chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp ngại vay vốn

Các nhà chức trách Trung Quốc đang gặp thách thức lớn trong việc thuyết phục doanh nghiệp và hộ gia đình tăng cường vay vốn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu các bên cho vay "dốc hết sức lực" gia tăng các khoản cho vay. PBOC cũng thúc đẩy các ngân hàng giảm lãi suất thế chấp và kêu gọi họ ổn định cho vay trong lĩnh vực bất động sản.

Tuy nhiên, Hãng tin Bloomberg ghi nhận doanh số bán nhà tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 5, cho thấy nhu cầu tín dụng của các công ty bất động sản đang ở mức thấp.

Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng sản xuất và cắt giảm việc làm, khiến doanh thu sụt giảm và lợi nhuận lao dốc. 

"Nhu cầu tín dụng chậm chạp cho thấy kỳ vọng của thị trường đang xấu đi và việc mở rộng kinh doanh chậm lại", chiến lược gia cấp cao Xing Zhaopeng của ANZ Trung Quốc cho biết.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, trong 7 tháng qua, số lượng trái phiếu doanh nghiệp tại Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thấp hơn số trái phiếu sắp đáo hạn vào tháng 5, với con số chênh lệch là 102 tỉ nhân dân tệ (tương đương 15,3 tỉ USD).

Điều đó có nghĩa doanh nghiệp đang trả nợ nhiều hơn đi vay.

Trung Quốc chưa thuyết phục được hết các quốc đảo Thái Bình Dương Trung Quốc chưa thuyết phục được hết các quốc đảo Thái Bình Dương

TTO - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng trấn an các quốc đảo Thái Bình Dương không nên “quá lo lắng”, sau khi hai bên chưa thể đạt thỏa thuận thương mại và an ninh tầm khu vực.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên