TTCT - Phát triển và phổ biến xe điện đã là hiện thực tại Trung Quốc ngày nay. Để có thực tiễn này, chính phủ nước này đã bắt tay hành động ít nhất từ hơn 10 năm trước. Khi anh Daniel Zhu, 28 tuổi, quản lý tại một nhà máy, mua chiếc xe điện đầu tiên hồi đầu năm ngoái, động cơ thôi thúc trước nhất không phải vì môi trường. Đăng ký biển số cho xe hơi chạy xăng ở Bắc Kinh giờ đã là điều gần như không thể, theo báo The Washington Post. Hơn nữa, Hãng Arcfox - thương hiệu xe điện Trung Quốc thuộc sở hữu tập đoàn nhà nước BAIC Group ra đời năm 2020 - lại đang chào mời một "deal" rất hời khiến anh Zhu không thể cưỡng lại: giảm vài ngàn USD so với giá gốc, khiến chiếc sedan chạy pin giá chỉ còn khoảng 34.000 USD.Xe điện SAIC-GM-Wuling sạc tại bãi đậu xe ở thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: BloombergSự nâng đỡ của chính phủ trung ươngTrong năm 2022, khoảng 1/4 tổng số xe bán được tại Trung Quốc là xe chạy pin hoặc xe lai, nâng tổng số xe loại này lên khoảng 6 triệu chiếc, vượt xa mọi quốc gia khác. Năm 2021, khi tổng số xe điện đăng ký tại Trung Quốc là 3,33 triệu chiếc, thì cả châu Âu mới có 2,28 triệu, Mỹ là 631.000 và các nước khác cộng lại là 579.000.Sự trỗi dậy của cường quốc xe điện Trung Quốc là nhờ chương trình hỗ trợ hào phóng của chính phủ và cả sự cạnh tranh quyết liệt trong nước ở mảng này, từ đó đẩy giá xe giảm và thúc đẩy nhu cầu tăng cao. Theo Hãng nghiên cứu JATO Dynamics, xét mức giá trung bình, xe điện Trung Quốc không chỉ rẻ hơn xe chạy xăng mà còn rẻ hơn nhiều các dòng xe tương đương tại châu Âu và Bắc Mỹ. Cụ thể, theo JATO Dynamics, giá bán lẻ trung bình một chiếc xe điện Trung Quốc năm 2022 là 31.829 USD (xe chạy xăng là 47.779 USD), trong khi ở châu Âu là 55.821 USD và Mỹ là 63.864 USD.Giới phân tích nhận thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện không chỉ ở nước họ mà còn trên thế giới. Đây cũng được đánh giá là chiến thắng cho các nhà hoạch định chiến lược công nghiệp Trung Quốc với mục tiêu gây dựng thương hiệu xe hơi dẫn đầu thế giới trong nhiều thập kỷ. Các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc như Nio và BYD hiện thường được nhắc tới như là những đối thủ đáng gờm của Hãng Tesla (Mỹ). Điều đáng nói, họ chỉ là 2 trong số hơn chục nhà sản xuất đang bán xe điện với số lượng lớn tại Trung Quốc, dù cũng nhiều công ty trong số này đang có nguy cơ phá sản vì không chịu nổi sức ép cạnh tranh.Theo Reuters, Trung Quốc bắt đầu trợ giá cho người mua xe điện trên toàn quốc từ năm 2009. Năm 2015, những chiếc xe điện có thể chạy tới 400km mỗi lần sạc thuộc nhóm được trợ giá lên tới 54.000 nhân dân tệ (7.819 USD). Mức trợ giá giảm dần khi thị trường lớn dần, còn khoảng 25.000 nhân dân tệ (3.619 USD) vào tháng 3-2019, rồi giảm tiếp cho tới năm 2022. Mức trợ giá hiện giờ, một chuyên gia phân tích nói với Reuters, tương đương khoảng 3-6% giá bán. Cụ thể, xe điện có tầm chạy hơn 400km được trợ giá 12.600 nhân dân tệ (1.824 USD) trong năm 2022.Khoản trợ giá được trả cho nhà sản xuất vào thời điểm khách mua xe. Theo ước tính của China Merchants Bank, tính tới năm 2021, chương trình trợ giá xe điện đã chi ra gần 15 tỉ USD. Nhờ đó, Hãng BYD đã tăng doanh số bán lẻ ở thị trường nội địa trong tháng 12-2022 lên gấp đôi so với một năm trước, đồng thời khiến doanh số bán lẻ của đối thủ Tesla giảm 42% trong cùng giai đoạn.Một chiếc ô tô điện Zeekr 001 của hãng xe Trung Quốc Geely trưng bày tại triển lãm xe hơi ThượngHải 2021. Ảnh: ReutersCác địa phương vào cuộcCùng lộ trình chấm dứt chương trình trợ giá xe điện quy mô lớn kéo dài hơn một thập kỷ vào cuối năm ngoái của chính quyền trung ương, nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc bắt đầu tung ra các biện pháp khuyến khích xe điện, từ trợ giá bằng tiền mặt tới chỗ đậu xe miễn phí.Các giải pháp kích thích này được đưa ra trong bối cảnh doanh số bán xe điện tại Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới - bắt đầu chững lại. Sự nối dài chính sách hỗ trợ xe điện của nhiều địa phương Trung Quốc cho thấy quốc gia tỉ dân vẫn tiếp tục ủng hộ xu thế phát triển giao thông năng lượng xanh.Tháng 9-2022, chính quyền thủ đô Bắc Kinh thông báo kéo dài chính sách miễn thuế mua xe 5% với xe điện cho tới cuối năm 2023. Thành phố này cũng tiếp tục thực hiện chương trình trợ giá cho người đổi xe xăng sang xe điện. Những người đổi xe xăng có thời gian sử dụng 1-6 năm có thể được nhận 8.000 nhân dân tệ (1.158 USD), và 6-10 năm là 10.000 nhân dân tệ (1.448 USD).Ngày 28-1, tỉnh Sơn Tây công bố gói 14 biện pháp nhằm kích thích nhu cầu xe điện, trong đó có tiền thưởng cho các công ty vận hành xe buýt điện công cộng, miễn thuế cho người mua xe điện cá nhân và giảm phí đỗ xe. Trước đó một tháng, những sáng kiến tương tự đã được công bố tại một loạt tỉnh thành Hắc Long Giang, Hà Nam, Vân Nam, Hồ Bắc…Một ngày sau (29-1), chính quyền Thượng Hải thông báo kéo dài chương trình trợ giá xe điện với 50 giải pháp đi kèm đã khởi động từ tháng 5-2022. Theo đó tới ngày 30-6-2023, người mua tiếp tục được nhận hoàn tiền mức 10.000 nhân dân tệ khi đổi một xe động cơ đốt trong sang xe điện mới.Cũng ngày 29-1, chính quyền tỉnh Chiết Giang kêu gọi các thành phố trong tỉnh có thêm khoản hỗ trợ tiền mặt cho chủ xe chạy xăng muốn đổi sang xe điện. Tỉnh miền đông Trung Quốc này cũng sẽ cho xe điện được đậu miễn phí tại các cơ sở công cộng trong giờ đầu tiên. Chiết Giang đặt mục tiêu cho tới năm 2025 khoảng 60% xe hơi được sản xuất trong tỉnh sẽ là xe điện.Với chính quyền trung ương, dù không còn trợ giá cho xe điện, song ngày 18-1, ông Tian Yulong, người phát ngôn của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, cho biết nước này sẽ tiếp tục tạo môi trường quản lý lành mạnh và hỗ trợ cho xe điện bằng cách đảm bảo nguồn cung ổn định các linh kiện thiết yếu và nguồn vốn cho phát triển hạ tầng sạc pin. Các chính sách bao gồm thiết lập quy định cấp phép sản xuất xe điện và cơ chế khung để quản lý việc tái chế pin xe.■ Hơn 13,1 triệu xe hơi điện đã lăn bánh ở Trung QuốcTheo số liệu của Bộ Công an Trung Quốc, tính tới năm 2022, đã có hơn 13,1 triệu xe điện mới được đưa vào sử dụng. Còn theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc (CAAM), trong năm 2022 doanh số bán xe điện mới của nước này đã tăng gần gấp đôi, lên 6,8 triệu chiếc. Tuy nhiên thị trường có xu thế chững lại trong nửa cuối năm 2022 do ảnh hưởng của chính sách zero COVID và gián đoạn của chuỗi cung ứng. Tags: Xe điện Trung QuốcNhà sản xuất trung quốcChiến lược công nghiệpThị trường nội địaNăng lượng xanhXe buýt điệnMiền Đông Trung QuốcNhân dân tệTăng doanh sốChỗ đậu xeXe điện có tiện
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thầy Khang đi gặp các 'cháu nội' ở Làng Nủ VĨNH HÀ 23/12/2024 6 năm qua chưa đi đâu khỏi Hà Nội, lần này thầy giáo Nguyễn Xuân Khang lên Làng Nủ để thăm 22 'cháu nội' mà ông nhận nuôi.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?