Tại cuộc họp báo ngày 8-4, ông Shen Hongbing, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, cảnh báo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không nên chính trị hóa nguồn gốc COVID-19 và không trở thành công cụ của một quốc gia khác.
"Chúng tôi kêu gọi những người có liên quan từ WHO quay trở lại lập trường khoa học và vô tư, đồng thời không tích cực hoặc bị buộc phải trở thành công cụ để các quốc gia riêng lẻ chính trị hóa việc truy tìm nguồn gốc của vi rút corona", ông Hongbing nhấn mạnh.
Trong khi đó các quan chức WHO cho biết nghiên cứu về nguồn gốc COVID-19 đã bị cản trở do thiếu dữ liệu từ những ngày đầu đại dịch.
Theo báo Straits Times, khi được hỏi tại sao lại mất nhiều thời gian để công bố các phát hiện về COVID-19, ông Hongbing cho biết họ có quy trình bình duyệt và cần phải thực hiện thêm các nghiên cứu khác.
Theo ông Hongbing, các nhà khoa học Trung Quốc đã tham gia vào một nghiên cứu chung về nguồn gốc COVID-19 với một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO vào đầu năm 2021.
Nhưng các nhà chức trách Trung Quốc từ chối thực hiện chuyến đi thứ hai vào cuối năm 2021 để điều tra các giả thuyết, bao gồm việc vi rút rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Khi đó ông Zeng Yixin, phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, nói họ "không chấp nhận kế hoạch truy xuất nguồn gốc như vậy vì nó không tuân theo khoa học".
Vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được cho là lần đầu tiên xuất hiện tại chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019. Sau đó, COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, khiến 7 triệu người thiệt mạng cho tới nay.
Một số nhà khoa học tin rằng SARS-CoV-2 lây từ động vật trung gian ở chợ sang người. Cũng có ý kiến khác cho rằng vi rút có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Các đề xuất truy tìm nguồn gốc vi rút xuất hiện vào giữa năm 2020, dẫn đến cuộc tranh cãi ngoại giao kéo dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận