Theo tờ South China Morning Post, hơn 20 địa phương tại Trung Quốc đã cho phép người dân bất kỳ khu vực nào cũng được thay đổi nơi cư trú chính thức của họ theo một chương trình có tên gọi "hộ khẩu".
Ở Trung Quốc, việc đăng ký hộ khẩu gắn liền với phúc lợi xã hội và người di cư có thể thay đổi tình trạng của họ ở các địa phương này miễn là mua nhà trong thành phố.
Theo nhà nghiên cứu bất động sản của CREIS, chính sách mới này là một động lực khuyến khích một số khu vực đang cố gắng giải quyết tồn kho nhà ở.
CREIS cho biết các quy định về đăng ký hộ khẩu vốn hạn chế sự di chuyển của dân cư và được cho là nguyên nhân gây ra khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn ở Trung Quốc - đã được nới lỏng đối với người mua nhà ở các thành phố này.
Zhang Dawei, nhà phân tích thị trường của Centaline Property có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết các thành phố lớn có thể làm theo nếu các chính sách hiện hành không thúc đẩy thị trường bất động sản của họ.
"Trong ngắn hạn, chỉ cần thị trường sôi động thì sẽ không có chính sách nào được đưa ra nữa. Nhưng một khi thị trường đi xuống trở lại, các hạn chế mua hàng sẽ được nới lỏng hơn nữa và sẽ có những chính sách táo bạo hơn trong việc đăng ký hộ khẩu", ông nói trong một bài trên WeChat vào tuần trước.
Trước đây, để hạn chế sự gia tăng dân số địa phương, các thành phố lớn của Trung Quốc thường áp dụng hệ thống tính điểm, trong đó chính phủ chấm điểm người nộp đơn theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ thời gian lưu trú trong thành phố đến trình độ học vấn.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia, tính đến năm ngoái, hơn 66% dân số Trung Quốc sống ở khu vực thành thị, nhưng chưa đến 50% đăng ký ở đó.
Ông Sheng Laiyun, phó tổng cục trưởng Cơ quan Thống kê quốc gia, thông tin tại một cuộc họp báo tháng 4 rằng vẫn còn 297 triệu lao động nhập cư ở các thành phố chưa được cấp giấy phép cư trú thành thị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận