24/02/2021 11:30 GMT+7

Trung Quốc bị thúc giục cho Liên Hiệp Quốc tới Tân Cương điều tra

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Sau khi Anh và Trung Quốc nêu vấn đề Tân Cương tại LHQ, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thúc giục Trung Quốc trao "quyền tiếp cận ý nghĩa" tới Tân Cương để điều tra cáo buộc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ tại đây.

Trung Quốc bị thúc giục cho Liên Hiệp Quốc tới Tân Cương điều tra - Ảnh 1.

Cảnh sát Trung Quốc đứng gác gần một "trung tâm đào tạo nghề" ở thành phố Y Ninh, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc ngày 4-9-2018 - Ảnh: REUTERS

Hôm 23-2, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã kêu gọi Trung Quốc cho phép Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) Michelle Bachelet tới Tân Cương điều tra các cáo buộc về tình trạng ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ tại đây, theo Hãng tin Reuters.

"Một lần nữa chúng tôi thúc giục Trung Quốc trao 'quyền tiếp cận có ý nghĩa' tới Tân Cương cho các nhà quan sát độc lập, gồm Cao ủy nhân quyền LHQ Michelle Bachelet.

Đây là điều thiết yếu để cho phép đánh giá độc lập, công bằng và minh bạch về những quan ngại sâu sắc mà cộng đồng quốc tế đang có" - ông Josep Borrell phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 23-2.

Trước đó, hôm 22-2, cũng xuất hiện trước Hội đồng nhân quyền LHQ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab kêu gọi trao cho bà Michelle Bachelet hoặc một chuyên gia độc lập “quyền tiếp cận cấp bách và không bị cản trở” tới Tân Cương để điều tra các thông tin về tình trạng ngược đãi tại đây.

Theo báo South China Morning Post, các nhóm nhân quyền và các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thuộc các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị đưa vào các trại tập trung ở Tân Cương.

Truyền thông phương Tây gọi đây là các trại cải huấn/cải tạo chính trị, nhưng phía Trung Quốc nói đây chỉ là các trung tâm đào tạo nghề. Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc của phương Tây, nói rằng họ đang thực hiện các biện pháp để chống khủng bố và đào tạo nghề.

Hồi tháng 1, Mỹ cáo buộc Trung Quốc phạm tội "diệt chủng và tội ác chống lại loài người" liên quan người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.

Tuy nhiên, phát biểu trước Liên Hiệp Quốc hôm 22-2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng chưa bao giờ có cái gọi là “diệt chủng”, “lao động cưỡng bức” và “đàn áp tôn giáo” ở Tân Cương. Ông cho biết "cánh cửa tới Tân Cương luôn rộng mở" và Bắc Kinh hoan nghênh Cao ủy Nhân quyền LHQ tới thăm Tân Cương.

Anh nêu vấn đề Tân Cương tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc phản bác Anh nêu vấn đề Tân Cương tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc phản bác

TTO - Anh thách thức Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Tân Cương, trong khi Canada trở thành quốc gia thứ hai mô tả những hành động của Bắc Kinh tại đây là 'diệt chủng'. Trung Quốc gọi các cáo buộc này là 'vu khống'.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên