Phóng to |
Ông Võ Hiệp đứng trước bộ sưu tập đá của mình tại Liên hoan sinh vật cảnh lần 5 - Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 - Ảnh: Minh Thu |
Những "đặc sản" của Bình Định không hề cũHội làng nghề truyền thống Festival Tây Sơn - Bình Định 2008Khai mạc Liên hoan sinh vật cảnh lần 5
Nhiều du khách Hàn Quốc đến tham dự Festival đã đặt vấn đề hỏi mua những phiến đá lên đến hàng chục nghìn USD mỗi tác phẩm nhưng ông Hiệp không bán.
Phóng to |
Quy (rùa đá) được trả giá lên đến 10.000 USD - Ảnh: Minh Thu |
Cụ thể như tác phẩm đá Nhà rông Tây nguyên được trả giá 5.000 USD, Quy (rùa đá), Nàng tiên cá…được trả giá 10.000 USD…Ngoài ra, những tác phẩm Trầm hương hóa đá, Dấu chân khổng lồ, Vịnh Hạ Long, bộ sưu tập: long, ly, quy, phụng, mẫu tử… cũng được trả giá hàng chục nghìn USD.
Ông Hiệp cho rằng: “Mỗi tác phẩm đá tự nhiên là một phần máu thịt của mình, nếu bán đi vì mục đích kinh tế thì niềm đam mê sưu tầm đá của mình sẽ mất đi hết ý nghĩa. Say mê đá từ lâu nhưng đến năm 1993 tôi mới chính thức sưu tầm đá. Nghe nơi đâu có hòn đá tự nhiên mang kiểu dáng sự vật, con người là tôi tìm đến hỏi mua cho bằng được. Ngoài ra hằng tháng tôi dành khoảng 10 ngày hành trình ngược về thượng nguồn sông Ba để tìm kiếm, sưu tầm đá về sắp đặt trong vườn. Hiện nay, bộ sưu tập đá của tôi đã lên đến 500 phiến đá tự nhiên đủ kích cỡ, hình thù kỳ lạ ngỡ chừng ai đó đã khéo thổi hồn, tạc tượng vào đá vậy”.
Phóng to |
Nhà rông Tây nguyên (đá) được trả giá 5.000 USD - Ảnh: Minh Thu |
Dự kiến trong thời gian tới, ông Hiệp sẽ tổ chức đấu giá một số tác phẩm đá để gây quỹ từ thiện giúp người nghèo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận