|
Nghê chầu bằng gỗ sơn thếp, thời Lê trung hưng, thế kỷ 17-18 |
Cuộc trưng bày giới thiệu 27 loại hình linh vật với gần 100 hiện vật tiêu biểu hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ diễn ra đến đầu năm 2016.
Đây là các linh vật gắn bó với đời sống người Việt từ xa xưa, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau như: vật tổ trong văn hóa Đông Sơn; hình tượng rồng; hình tượng kỳ lân; hình tượng rùa, long mã; hình tượng phượng; hình tượng hạc; hình tượng cá hóa rồng; hình tượng ngựa có cánh; hình tượng chim thần Garuda; hình tượng si vẫn; hình tượng bồ lao; hình tượng Thao thiết; hình tượng Tiêu đồ; hình tượng Tích tà; hình tượng rắn; hình tượng hổ; hình tượng chó; hình tượng voi; hình tượng khỉ; hình tượng uyên ương; sư tử - nghê; 12 con giáp.
Các hình tượng linh vật này sẽ giúp công chúng khám phá, tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của linh vật Việt Nam cũng như quá trình phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật, chức năng sử dụng cùng những ý nghĩa biểu tượng văn hóa.
|
Tượng rồng bằng vàng thời Nguyễn, thế kỷ 19-20 |
|
Hình giao long trang trí trên giáo đồng, văn hóa Đông Sơn từ 2.000 - 2.500 năm trước |
|
Linh vật trang trí trên ấn thời nhà Nguyễn |
|
Cổ bệ tượng Phật chạm hình sư tử chầu ngọc bằng đá thời Lý, thế kỷ 11-13 |
|
Tích tà, linh vật huyền thoại có nguồn gốc Á Đông, hình thức giống sư tử có cánh, có ý nghĩa trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại điều tốt lành |
|
Tượng long mã bằng đồng thời Nguyễn, thế kỷ 19-20 |
|
Tượng sư tử chầu bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11-13 |
|
Tượng khỉ trong bộ tượng “tam không” (thiếu tượng khỉ che mắt) bằng đá thời Lý, thế kỷ 11-13 |
|
Tượng uyên ương dùng trang trí chùa, tháp, cung đình phổ biến thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14 |
V.V. TUÂN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận