TTCT - Trước thềm cuộc bầu cử cả thế giới đang theo dõi, kinh tế Mỹ phát đi những tín hiệu lạc quan. Ảnh: India TodayChỉ số giá tiêu dùng cá nhân tháng 9 tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này thấp hơn tháng 8 và tiến sát mục tiêu 2% mà Cục Dự trữ liên bang (Fed) đặt ra, mở đường cho cơ quan này tiếp tục hạ lãi suất.Con số việc làm chỉ tăng thêm 12.000 trong tháng 10 có gây một số lo ngại, nhưng yếu tố mùa vụ và tâm lý trì hoãn mở rộng kinh doanh trước thềm bầu cử có thể đã tác động đến số liệu này, và thống kê đó vẫn không quá tệ. Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 2,8% trong quý 3-2024 so với cùng kỳ năm ngoái và nhận định kinh tế Mỹ vẫn "tăng trưởng vững chắc".Không rơi vào "hạ cánh cứng", tỉ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán khả quan, đồng USD lấy lại sức mạnh, lạm phát được kiểm soát là những nhân tố được giới phân tích trích dẫn để cho rằng ứng viên của Đảng Dân chủ Kamala Harris có được yếu tố "thiên thời" cho kỳ bầu cử lần này. Đó cũng là một trong 13 tiêu chí mấu chốt mà ông Allan Lichtman (người dự đoán đúng ông Trump thắng trong năm 2016) sử dụng để đánh giá khả năng một ứng viên tổng thống của đảng cầm quyền "mất ghế". Tuy nhiên, bấy nhiêu đã là chưa đủ cho bà Harris.Những thay đổi chính sách được quan tâmĐầu tiên, đó là câu chuyện về thuế quan và chiến tranh thương mại. Ông Trump được cho là sẽ "gây chiến thương mại" trên diện rộng. Nghị trình của ông bao gồm các đề xuất như tăng thuế nhập khẩu với 3.000 hàng hóa vào Mỹ mỗi năm, lên 10-20%, từ mức trung bình 2% với sản phẩm phi nông nghiệp hiện tại. Riêng với Trung Quốc, ông muốn áp thuế tới 60%. Xe hơi từ Mexico thậm chí có thể bị áp thuế 200% để hỗ trợ ngành xe hơi trong nước. Những cái tên như Mexico, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Phillipines và Malaysia đều đã xuất hiện trong phân tích về các đối tác thương mại sẽ bị Mỹ "để ý" nếu ông Trump đắc cử.Ngoài chuyện thuế quan, Mỹ còn một con bài nữa là định danh "thao túng tiền tệ". Vào tháng 12-2020, chính quyền ông Trump đã gắn mác Thụy Sĩ và Việt Nam là những nước thao túng tiền tệ; thêm Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan vào danh sách các nền kinh tế bị giám sát. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore và Malaysia cũng có tên trong danh sách này. Mặc dù đây được cho là "chiêu trò" của chính quyền Trump để buộc đối tác nhượng bộ những lợi ích về thương mại và đầu tư, điều này vẫn gây ít nhiều bất định trong chính sách thương mại và đầu tư của những nước bị ảnh hưởng. Vì tác động này, cơ quan phân tích kinh tế EIU (Economist Intelligence Unit) cho rằng trong ngắn hạn, chính sách của ông Trump sẽ có tác động tiêu cực lên nhiều nền kinh tế ở châu Á.Cuộc chiến chống lạm phátMột yếu tố khác cũng được người dân Mỹ và thế giới quan tâm là chính sách thúc đẩy kinh tế và chống lạm phát. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với đồng đô la nắm vai trò đồng tiền dự trữ và thanh toán hàng đầu, có tác động truyền động và lây lan lạm phát ra nhiều nước. Trong khi đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt có thể đóng vai trò lôi kéo các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nước xuất khẩu sang Mỹ, tăng trưởng theo.Trong khía cạnh này, tác động của ông Trump và bà Harris đều có mặt được mặt yếu. Nếu ông Trump chủ trương tiếp tục giảm thuế doanh nghiệp, nới lỏng quy định quản lý kinh doanh thì bà Harris lại chủ trương tăng trợ giá cho một số ngành, nhưng sẽ "xét lại" các cam kết giảm thuế từ thời ông Trump (hết hạn năm 2025) và nhiều khả năng sẽ siết chặt quy định với hai ngành chủ chốt là tài chính và công nghệ. Tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn vì vậy là không rõ ràng, nhưng trong ngắn hạn, những người nắm giữ cổ phiếu Mỹ sẽ thích ông Trump hơn vì thuế thấp hơn.Tuy nhiên, hệ quả của chính sách giảm thuế, tăng thuế nhập khẩu, siết nhập cư của ứng viên Cộng hòa có thể dẫn đến lạm phát cao trở lại, điều mà nhiều nhà kinh tế cảnh báo, khiến Fed khó giảm lãi suất nhanh như mong đợi. Ông Trump cũng có thể tìm cách tác động lên Fed, can dự vào thông lệ độc lập với chính phủ của tổ chức này, và ép họ hạ lãi suất nhanh hơn, như vậy lạm phát càng khó kiểm soát và sẽ gây bất ổn kinh tế về dài hạn.Một điều tương đối chắc chắn là những ván cược vào kinh tế xanh sẽ được lợi dưới thời bà Harris, và gặp rủi ro dưới thời ông Trump. Ngược lại, giới sản xuất dầu thô sẽ vui mừng khi ông Trump thắng cử. Nói cách khác, tuần lễ đầu tháng 11 này sẽ chứng kiến nhiều sắc thái vui buồn trên toàn thế giới khi người Mỹ đi bầu, vì túi tiền của doanh nghiệp các nước sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp; và tất nhiên sau đó là câu chuyện việc làm, lạm phát, cũng như dòng di cư quốc tế. ■ Tags: Ông TrumpThế giớiKinh tếBà HarrisTăng trưởng
Máy bay Yak-130 đã rơi trong Vườn quốc gia Yok Đôn TRUNG TÂN 08/11/2024 Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk xác nhận đã phát hiện vị trí máy bay Yak-130 rơi và lực lượng chức năng đang tiếp cận hiện trường.
Đồng loạt khám xét nhiều trụ sở của Công ty GFDI tại Đà Nẵng, hàng ngàn người sốt ruột TRƯỜNG TRUNG 08/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng đã đồng loạt khám xét khẩn cấp nhiều trụ sở của Công ty GFDI.
Dùng sản phẩm rồi mới được quảng cáo, không lẽ người nổi tiếng đi nói mình bị yếu sinh lý TIẾN LONG 08/11/2024 Thừa nhận có việc lợi dụng người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm nhưng theo đại biểu Quốc hội, quy định bắt người nổi tiếng phải dùng rồi mới được quảng cáo hơi khó.
Bắt thêm 2 nhân viên tiệm vàng ở TP.HCM trong đường dây tội phạm xuyên quốc gia ĐAN THUẦN 08/11/2024 Quá trình điều tra mở rộng vụ án liên quan đường dây tội phạm xuyên quốc gia, Công an TP.HCM bắt tạm giam 2 nhân viên tiệm vàng Đức Long ở quận Tân Bình.