Phóng to |
Tái hiện hình ảnh Quang Trung lên ngôi và phát lệnh tấn công Thăng Long - Ảnh: Xuân Nguyên |
Phóng to |
Tái hiện hình ảnh Tây Sơn tụ nghĩa - Ảnh: Xuân Nguyên |
Phóng to |
Tái hiện hình ảnh Bình Định đổi mới và vươn lên - Ảnh: Xuân Nguyên |
Phóng to |
Tái hiện hình ảnh canh tân đất nước của vua Quang Trung - Ảnh: Xuân Nguyên |
Phóng to |
Tái hiện hình ảnh người dân Thăng Long vui mừng vào mùa xuân năm Kỷ dậu 1789 - Ảnh: Xuân Nguyên |
Phóng to |
Đông đảo người dân tham dự lễ hội - Ảnh: Xuân Nguyên |
Lễ hội kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mở đầu bằng Lễ thượng cờ Quang Trung và cờ Tổ quốc trong âm thanh hào hùng ngân vang của tiếng trống.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng cùng những chiến công hiển hách của phong trào nông dân Tây Sơn mà đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách đây vừa tròn 225 năm, vào ngày mùng 5 tết Kỷ Dậu 1789, đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng đất nước, thu giang sơn về một mối.
Hơn 2 thế kỷ đã trôi qua, mảnh đất Bình Định và khắp đất nước hiện còn lưu dấu nhiều di tích quý báu về phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung. Nhiều năm qua, nhân dân Bình Định đã đầu tư công sức giữ gìn, phát huy và tôn vinh các di sản văn hóa, các giá trị dân tộc tốt đẹp mà triều đại Tây Sơn cũng như anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ để lại.
Điểm nhấn của Lễ hội kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là chương trình nghệ thuật có chủ đề: “Chiến thắng Đống Đa - bản hùng ca bất diệt" khái quát cuộc đời và sự nghiệp của người Anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, sự hiện diện của công chúa Ngọc Hân và bối cảnh cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Thanh và chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu 1789.
Chương trình nghệ thuật có 3 chương “Dựng cờ khởi nghĩa”; “Đại thắng quân Thanh - Giải phóng Thăng Long” và ‘Tiếp bước truyền thống oai hùng, Bình Định tự hào đi lên”. Chương trình kéo dài khoảng 80 phút do các nghệ sĩ, diễn viên các Đoàn nghệ thuật cùng hàng trăm võ sinh tham gia thể hiện.
Theo dõi chương trình lễ hội 225 năm, người dân Bình Định vui mừng và tự hào khi được tham dự lễ hội. Ông Võ Tiến Dũng, một người dân ở huyện Tây Sơn cho biết: “Chúng tôi rất tự hào khi được sinh sống trên mảnh đất cội nguồn, nơi 3 anh em nhà Tây Sơn được sinh ra, được nuôi dưỡng với dòng sữa mẹ, bóng me xanh và khí thiêng sông núi quê nhà. Truyền thống thượng võ và tinh thần nhân văn của mảnh đất này chính là điều kiện đầu tiên hun đúc tinh hoa và khí phách Quang Trung – Nguyễn Huệ, vị lãnh tụ kiệt xuất trong lịch sử nước nhà. Qua lễ hội lần này, chúng tôi thấy tinh thần của phong trào nông dân Tây Sơn, tinh thần chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa mãi mãi tiếp sức cho thế hệ mai sau”.
Dịp này, tại Bảo tàng Quang Trung còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ độc đáo như: biểu diễn nhạc võ cổ truyền Tây Sơn, cồng chiêng Tây Nguyên, các trò chơi dân gian: múa lân, kéo co, đẩy gậy, ném vòng, chọi gà, giựt cờ...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận