Giống chuối Cavendish (chuối Nam Mỹ) - Ảnh: ALAMY
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của nhà sản xuất và cung cấp chuối hàng đầu thế giới Chiquita Brands International.
Theo báo Financial Times, Giáo sư Kema và các đồng nghiệp của ông cũng đang nghiên cứu các chương trình lai tạo giống chuối sử dụng các giống chuối hoang có khả năng kháng nấm.
"Điều cốt lõi trong chiến lược của chúng tôi là đa dạng hóa các sản phẩm chuối", ông Gert Kema, chuyên gia hàng đầu về chuối kiêm trưởng khoa bệnh thực vật nhiệt đới của đại học Wageningen tại Hà Lan, cho biết.
Bệnh nấm Panama (còn gọi là "bệnh vàng lá Panama" ở chuối) là một loại bệnh do nấm lưu tồn trong đất gây ra. Tại Việt Nam, bệnh này là một trong những vấn đề trở ngại trong sản xuất chuối trong nước.
Bệnh lây lan thông qua hoạt động lưu chuyển của đất, chủ yếu do người lao động và máy móc. Theo đó, việc trồng chuối trong nhà kính bằng cách sử dụng bông khoáng (rockwool) và dưỡng chất cho cây sẽ giúp cách ly chuối khỏi loại nấm này.
Được xác định tại Đài Loan từ đầu năm 1960, chủng nấm TR4 gây bệnh nấm Panama đã lây lan trên khắp châu Á và Úc, lan đến tận các bờ biển Mozambique và tới cả Trung Đông.
Người ta lo ngại chủng nấm bệnh này sẽ lan đến châu Mỹ La tinh và đe dọa nghiêm trọng các trang trại vốn đang cung cấp 3/4 lượng chuối xuất khẩu toàn thế giới.
Giới khoa học đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn bệnh nấm Panama. Tuy nhiên hiện chưa có cách xử lý hiệu quả trong tình huống cây chuối bị nhiễm nấm.
Giải pháp duy nhất hiện nay là cố gắng phòng ngừa việc lưu chuyển đất đã bị nhiễm bệnh, các cây đã nhiễm nấm và các vật chất nhiễm bệnh tới những vùng không có bệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận