Giá sô cô la đắt đỏ hơn bao giờ hết trong mùa Phục sinh cuối tháng 3 vừa qua, khi giá ca cao thế giới lập đỉnh vì mùa màng ở Tây Phi gặp thời tiết khô hạn nghiêm trọng.

Trước đó, tháng 7-2023, giá gạo ở châu Á tăng vọt, do lo ngại hạn hán sẽ gây thiệt hại cho mùa màng. Còn ở Mỹ, 2022 là một năm thảm họa đối với nghề trồng bông vải ở Texas do nắng nóng và đất khô kiệt, nên băng vệ sinh và tã vải đã lần lượt tăng giá 13% và 21%.

Trên đây là những ví dụ ngay trước mắt về hiện tượng "heatflation", một từ mới do giới truyền thông đặt ra, kết hợp giữa "heat" - cái nóng và "inflation" - lạm phát.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 1.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 2.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Communications Earth & Environment, đến năm 2035, hiện tượng "lạm phát vì nóng" có thể khiến giá lương thực trên toàn thế giới tăng vọt tới 3 điểm phần trăm mỗi năm.

Mối liên hệ giữa nắng nóng và thực phẩm tăng giá không phải là "khoa học tên lửa" - nếu lúa gạo bắt đầu héo và chết, ta có thể cá rằng bột gạo sẽ đắt hơn.

Nhìn sâu hơn, cái nóng cực đoan gây thiệt hại cho nông nghiệp bằng nhiều cách. Nó có thể làm cây trồng căng thẳng, nên dễ bị sâu bệnh tấn công hơn. Nó dẫn đến căng thẳng về nước, và vì thế mất mùa.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 3.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu giá cả hằng tháng của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ ở 121 quốc gia từ năm 1996 đến năm 2021, cùng với điều kiện thời tiết mà các nước đó phải đối mặt.

Họ tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ trung bình và giá thực phẩm của tháng liền kề. Không một nơi nào trên Trái đất có vẻ miễn dịch với "lạm phát vì nóng".

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 4.

Đối với lạm phát tổng thể, thời tiết khắc nghiệt có thể dẫn đến mức tăng từ 0,3 - 1,2 điểm phần trăm mỗi năm, tương ứng với kịch bản tươi sáng và xấu nhất, còn tùy thuộc vào lượng khí thải carbon mà các quốc gia sẽ bơm vào khí quyển.

Maximilian Kotz cho biết tác động của lạm phát vì biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ được cảm nhận rõ rệt nhất ở "các khu vực vốn đã nóng nực hơn cả", đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển. Châu Phi và Nam Mỹ sẽ là những lục địa bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 5.

Nhưng Bắc bán cầu cũng sẽ không tránh được bệnh "đau ví". Theo Kotz, "lạm phát vì nóng" sẽ xảy ra ở Bắc bán cầu chủ yếu vào mùa hè, với phần còn lại của thế giới, nó sẽ lây lan quanh năm.

Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự thay đổi lượng mưa và lạm phát. Ngoài ra, họ cũng không nhận thấy cái nóng có tác động đáng kể đến các chi phí khác của hộ gia đình, ngoại trừ… giá điện.

Dẫu vậy, với sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo, độ nhạy cảm về giá điện đối với thời tiết có thể sẽ thay đổi.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 6.

Thực phẩm tăng giá vì trời nóng, nhưng mỗi vế của biểu thức này đều mang giải pháp. Ta có thể tìm cách giảm lãng phí thực phẩm, hoặc hành động để giảm nhẹ cái nóng toàn cầu.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 7.

Ở Seoul, các thùng rác sẽ tự động cân đong lượng thực phẩm bị vứt đi, các cửa hàng tạp hóa tại London đã ngừng dán nhãn "hạn sử dụng" trên trái cây và rau quả, nhằm gỡ rối cho câu hỏi "còn ăn được không?", còn bang California (Mỹ) yêu cầu các siêu thị phải cho tặng - không phải vứt bỏ - những thực phẩm không bán được nhưng vẫn có thể ăn được.

Nói về giảm phát thải khí nhà kính, cách châu Á đang trồng trọt và chăn nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng. Lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm chiếm khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính trên hành tinh.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ PwC và Công ty đầu tư Temasek, một số khu vực ở châu Á có tác động lớn hơn nhiều, với khí thải từ nông nghiệp chiếm tỉ lệ lên tới 50%. Các ruộng lúa ngập nước, bò ăn cỏ và ợ hơi, quá nhiều phân bón trong đất… tất cả đều đang phát thải.

Tin tốt lành là châu Á có tiềm năng cắt giảm 12% lượng khí thải nông nghiệp - thực phẩm vào năm 2030, theo báo cáo Asia Food Challenge vào tháng 11-2023 do Rabobank và công ty khởi nghiệp công nghệ khí hậu Terrascope thực hiện.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 8.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 9.

Nhiệt độ tăng 1% so với năm trước sẽ làm chi phí sản xuất lương thực tăng thêm 0,5-0,8% ở các nền kinh tế Đông Nam Á, theo báo cáo Climate change and food prices in Southeast Asia của Công ty dự báo toàn cầu Oxford Economics đăng vào tháng 3-2022.

Giá lương thực tăng vọt theo sau thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn thực sự cho các hộ gia đình nghèo: họ phải dành thêm khoảng 10% thu nhập cho thực phẩm so với hộ gia đình trung bình.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 10.

Nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong tương lai, một số chính phủ triển khai việc chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải carbon hơn. Nhưng quá trình chuyển đổi này sẽ có cái giá riêng của nó.

Ví dụ ở Indonesia, giá nông sản tại vườn hay tại nhà sản xuất có thể tăng thêm 80% trong kịch bản chính phủ nước này đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhưng không kèm theo các biện pháp giúp giảm thiểu tác động lên chi phí thực phẩm.

Với bản chất tiêu tốn nhiều năng lượng, ngành sản xuất thực phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Nhưng các chính phủ có thể làm suy yếu tác động của chi phí năng lượng lên giá lương thực.

Ví dụ ở Việt Nam, Liên Hiệp Quốc đã đề xuất việc triển khai kiểm toán năng lượng, để giúp các nhà sản xuất xác định tiềm năng tiết kiệm điện.

Đại học Quốc gia Singapore đang khám phá tiềm năng biến chất thải thực phẩm thành nguồn điện, đặc biệt là khi tình trạng lãng phí thực phẩm là không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất.

Trời nóng, giá cả cũng 'nóng'- Ảnh 11.

LÊ MY
VÕ TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0