Anh cũng là sáng lập viên , một ứng dụng vừa gọi thành công khoản đầu tư 40 triệu USD.
Đau đáu với câu hỏi "tại sao?"
Tốt nghiệp đại học ở Mỹ năm 1989, được nhận vào một công ty viễn thông lớn và có sự nghiệp thăng tiến, thời điểm đó vẫn luôn trăn trở: "Cuộc đời mình chỉ vậy thôi sao? Có chán không khi mình cứ làm việc đến khi về già, nghỉ hưu?".
Anh cũng nhớ về những người bạn cùng quê Nha Trang, Sóc Trăng thuở nhỏ, tuy rất giỏi giang nhưng lại không có cơ hội, may mắn như mình. "Tại sao người Việt giỏi nhưng sản phẩm Việt vẫn chưa vươn tầm thế giới?". Câu hỏi đó đã đưa anh quay về Việt Nam năm 1995.
Anh (phải) trao đổi công việc với các đồng nghiệp tại trụ sở TP.HCM - Ảnh: C.NHẬT
Sau khi đi tìm hiểu thị trường, làm việc cùng ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), anh và một số cộng sự tại Mỹ thành lập công ty Paragon Solutions để tạo điều kiện cho các kỹ sư Việt có cơ hội làm việc theo chuẩn quốc tế, học hỏi các kỹ năng mới.
"Lúc đó chúng tôi làm vì nhiệt huyết nhiều hơn là tính toán lời lỗ", anh Vũ Lâm nhớ lại. Sau khi Paragon Solutions được mua lại, anh cùng các đồng nghiệp lập ra KMS Technology - một công ty gia công phần mềm - vào năm 2009, cũng với đội ngũ kỹ sư hoàn toàn là người Việt.
KMS ra đời từ sự bức xúc về việc số lượng kỹ sư Việt tham gia vào bức tranh gia công phần mềm thế giới còn quá nhỏ bé so với tiềm năng thực.
Dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được, anh và các cộng sự đã "lèo lái" KMS vượt qua nhiều khó khăn của thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới, sau đó tấn công thành công vào thị trường Mỹ và tạo việc làm cho gần 1.000 kỹ sư Việt.
"Điểm cộng của kỹ sư Việt là độ nhạy bén về chuyên môn kỹ thuật cao không thua gì kỹ sư các quốc gia khác, kể cả Mỹ, nhưng kỹ sư chúng ta thường chỉ làm tốt theo chỉ dẫn có sẵn chứ ít khi hiểu sâu lý do điều mình làm. Nói cách khác, chúng ta thường băn khoăn về câu hỏi "how" (như thế nào) hơn là "why" (tại sao)", anh Vũ Lâm nhận định.
Chính vì vậy, trong quá trình đào tạo kỹ sư của công ty hay đi huấn luyện miễn phí, cấp học bổng cho các sinh viên kỹ thuật…, anh cùng các cộng sự luôn lồng ghép những kiến thức, đòi hỏi thực tế để các bạn trẻ có thể hoàn thiện hơn trong thời đại cạnh tranh gay gắt.
Để gọi quỹ thành công
Nói về "đứa con tinh thần" ra đời năm 2011 - cung cấp giải pháp kiểm thử phần mềm, anh Vũ Lâm cho biết sản phẩm đến từ khát khao tạo ra sản phẩm công nghệ hoàn toàn "made in Vietnam" (tạo ra ở VN) thay vì theo hướng gia công phần mềm.
"Gia công phần mềm không tạo ra nhiều giá trị bằng thiết kế sản phẩm. Tôi muốn hướng ra bền vững, tạo nhiều giá trị hơn cho cộng đồng IT Việt. Hơn hết thảy, đó là khát khao đưa hình ảnh trí tuệ Việt ra ngoài thế giới", anh Vũ Lâm chia sẻ về quyết định "tách" ra khỏi công ty cũ, dồn sức vào nơi mới.
Giữa năm 2017, QASymphony nhận được khoản đầu tư 40 triệu USD từ quỹ IVP, con số "khủng" khiến giới công nghệ trong nước sửng sốt lẫn phấn khởi. Phấn khởi là vì QASymphony dùng đội ngũ kỹ sư hoàn toàn là người Việt trong nước - minh chứng cho chất lượng trí tuệ Việt, còn sửng sốt là vì QASymphony có doanh thu, tốc độ phát triển năm sau luôn gấp đôi năm trước (hiện được định giá trên trăm triệu USD), kéo được hợp đồng từ các "ông lớn" trên thế giới như Amazon, Boeing, Sony… và có văn phòng ở Việt Nam, Mỹ và châu Âu.
Anh Vũ Lâm (phải) trao đổi công việc với các đồng nghiệp tại trụ sở TP.HCM - Ảnh: C.NHẬT
Nói về kinh nghiệm khởi nghiệp, gọi quỹ đầu tư, anh Vũ Lâm cho biết: "Trước tiên, tôi nghĩ các bạn trẻ hãy sẵn sàng tâm lý để thất bại và học từ thất bại đó.
Ngoài ra, khởi nghiệp đừng nên đứng một mình vì các công ty chỉ có 1 nhà sáng lập thường có xác suất thất bại rất cao. Đường đi của khởi nghiệp đầy chông gai, chúng ta luôn cần ai đó hỗ trợ lẫn phản biện".
Một điểm khác mà anh Vũ Lâm cho biết, ban sáng lập của QASymphony là những người đến từ nhiều nền tảng (kỹ thuật, tài chính, tiếp thị…) để có thể giúp công ty vận hành hiệu quả, bởi mỗi người sẽ có thể tận dụng thế mạnh riêng.
"Thái độ cũng rất quan trọng. Thái độ sẵn sàng chấp nhận việc thất bại, nhưng trước đó phải bền bỉ tới cùng, không tìm được hướng ra này thì phải tìm hướng khác. Chẳng hạn như có giai đoạn QASymphony gặp nhiều khó khăn, các anh em kêu tôi quay lại hỗ trợ KMS - lúc đó đã rất thành công - thay vì chật vật với công ty mới, nhưng tôi quyết định không từ bỏ", anh bộc bạch.
Hiện cả KMS và QASymphony đã đạt được những thành tựu đáng kể, anh Vũ Lâm nuôi tham vọng sẽ sát cánh cho những bạn trẻ khởi nghiệp trong nước bằng cách cho ra đời vườn ươm UpStar Labs.
"Trước mắt chúng tôi sẽ tìm kiếm và hỗ trợ chuyên môn lẫn khoản 50.000-100.000USD cho những dự án khởi nghiệp liên quan đến trí tuệ nhân tạo, blockchain của các bạn trẻ Việt. Chúng tôi cũng sẽ giúp các bạn đủ cứng cáp trước kết nối các dự án trên với những khoản đầu tư lớn hơn. Chúng tôi trở về để góp phần nâng tầm trí tuệ Việt", anh Vũ Lâm nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận